Năng lượng gió phát triển đầy triển vọng

ThienNhien.Net – Cuối năm 2008 công suất điện năng sản xuất từ gió trên toàn thế giới đạt 120 798 megawatt (Mg), tăng khoảng 27 051 Mg so với năm 2007. Với mức tăng khoảng 29%, tốc độ tăng trưởng của ngành công nghiệp điện năng này đạt mức lớn nhất trong vòng một thập niên trở lại đây.


Những tín hiệu vui toàn cầu

Điện từ năng lượng gió chiếm khoảng 1.5% tổng sản lượng điện toàn cầu. Ở Mỹ, năng lượng gió đóng góp khoảng 42% công suất bổ sung mới (đứng thứ hai chỉ sau khí gas tự nhiên trong cuộc chạy đua 4 năm) và ở Châu Âu, con số này xấp xỉ 36%. Trên khắp thế giới, hiện có khoảng 80 quốc gia đang khai thác nguồn năng lượng này với mục đích thương mại.

Đẩy mạnh lắp đặt các trạm thu gió, Mỹ vượt qua Đức để giữ vị trí đứng đầu về khai thác và sử dụng điện năng sản xuất từ gió. Công suất điện năng từ gió của Mỹ tăng 8 358 Mg, tương đương với 50%, lên 25 170 Mg vào cuối năm 2008. Trên thực tế, công suất này có thể tăng gấp đôi hoặc hơn thế nếu không gặp trở ngại do việc giảm thuế tín dụng sản xuất bị trì hoãn.

Texas là bang có sản lượng điện năng sản xuất từ gió lớn nhất, với công suất lớn gấp hơn hai lần công suất của bang có sản lượng đứng thứ hai và chỉ thấp hơn công suất của 5 quốc gia trên thế giới.

Khoảng 1/3 lượng điện năng sản xuất từ gió trên thế giới được tạo ra từ Châu Á. Trung quốc đứng thứ 2 chỉ sau Mỹ, với khoảng 6 300 Mg sản xuất trong năm 2008 và dự định sẽ tăng gấp đôi sản lượng trong vòng 4 năm tới. Tháng 4 năm 2008, chính phủ Trung quốc đã nâng mục tiêu đến năm 2010 cho ngành công nghiệp điện năng này từ 5 000 lên 10 000 Mg, song mục tiêu đó cũng nhanh chóng bị bứt phá vào cuối năm 2008 khi sản lượng điện tạo ra ước tính đạt 12 200 Mg.

Do phát triển thị trường đang là ưu tiên hàng đầu của nước này, Trung quốc phải tiếp tục đối mặt với các vấn đề tổ chức phân vùng phát triển năng lượng gió. Hiệp hội Công nghiệp Năng lượng Tái tạo của Trung Quốc dự đoán đến năm 2015, công suất điện sản xuất từ gió có thể đạt tới 50 000 Mg.

Năm 2008, với công suất 1800 Mg, Ấn Độ đứng thứ 3 trên thế giới về sản lượng điện sản xuất từ gió. Nước này cũng đang giữ vị trí thứ 5 về tích lũy năng lượng chỉ sau Mỹ, Đức, Tây Ban Nha và Trung Quốc với tổng số 9 645 Mg. 44% tổng sản lượng điện năng gió được sản xuất từ Tamil Nadu, 1 bang miền Nam Ấn Độ. Những bang có sản lượng thấp hơn đang bước đầu áp dụng những thay đổi trong chính sách để tạo điều kiện cho ngành công nghiệp năng lượng gió phát triển xa hơn.

Tổng sản lượng điện năng gió của Châu Âu cuối năm 2008 là 65 946 Mg, tương đương với 55% tổng công suất của toàn thế giới. Lần đầu tiên, năng lượng gió trở thành đại diện hàng đầu cho nguồn năng lượng mới ở Châu Âu, vượt xa cả khí gas tự nhiên (với sản lượng 6,939 Mg) và than đá (với sản lượng 763 Mg). Cuối năm 2008, năng lượng gió chiếm 8% công suất năng lượng của Liên minh Châu Âu (EU), đủ để sản xuất ra 4.2% lượng điện cần thiết cho khu vực, trong điều kiện gió bình thường.

Với 1 665 Mg điện năng gió được sản xuất vào năm 2008, Đức tiếp tục dẫn đầu khu vực trong ngành công nghiệp năng lượng này mặc dù sản lượng có giảm nhẹ (< 1%) so với năm 2007. Năng lượng gió đáp ứng khoảng 40% nhu cầu về điện của 3 bang ở Đức và 7.5% lượng điện tiêu thụ trên toàn quốc. Viện Năng lượng Gió Đức dự đoán năng lượng gió sẽ đáp ứng khoảng 31% nhu cầu về điện của quốc gia vào năm 2030 dù hiện tại tốc độ phát triển của ngành công nghiệp năng lượng này có phần chững lại. Rất nhiều bãi biển lộng gió ở Đức đã được lắp đặt tuabins và nước này dự định sẽ tiếp tục lắp đặt các hệ thống như vậy tại vùng biển ngoài khơi phía Nam.

Tây Ban Nha đứng hàng thứ tư về số lượng các hệ thống lắp đặt mới trong năm 2008. Với sản lượng khoảng 16 740 Mg, Tây Ban Nha hiện đứng thứ 3 sau Mỹ và Đức về sản lượng năng lượng sản xuất từ gió. Năng lượng gió tạo ra hơn 11% lượng điện của Tây Ban Nha vào năm ngoái và đã giúp hạ giá thành điện năng tiêu thụ trong nước.

Một nghiên cứu gần đây đã khẳng định, công nghiệp năng lượng gió có đóng góp lớn nhất vào tổng sản phẩm nội địa, hơn tất cả các ngành công nghiệp khác. Tây Ban Nha và Đan Mạch – trong một thời gian dài là các thị trường chủ yếu ở Châu Âu – trong năm 2008 chỉ đóng góp khoảng gần 40% vào tổng sản lượng, so với 60% của năm 2007. Ngoài ra, còn một số nước Châu Âu khác cũng có đóng góp không nhỏ như Italy (1 010 Mg), Pháp (950 Mg), Anh (836 Mg) và Bồ Đào Nha (712Mg).

Năm 2008, Australia sản xuất được 482 Mg điện từ gió, tăng 58% so với năm 2007. Ở Châu Mỹ Latin, Brazil là quốc gia duy nhất đóng góp một lượng đáng kể năng lượng gió, với 94 Mg được tạo ra vào năm 2008. 3 nước Ai-cập, Morocco và Tunisia đóng góp tổng số 99 Mg, Iran là 17 Mg. Thổ Nhĩ Kỳ đã đưa vào vận hành turbine gió lớn nhất vào thời điểm hiện tại, với công suất hơn 42 Mg và chính thức gia nhập các quốc gia sản xuất năng lượng gió.

Hầu hết năng lượng gió được sản xuất ở vùng bờ biển, nhưng ngày càng nhiều turbine được vận hành ở xa bờ, đặc biệt là ở Châu Âu. Cuối năm 2008, có 9 quốc gia trong EU đưa các trang trại sản xuất năng lượng gió xa bờ vào hoạt động, tăng 4 quốc gia so với hồi đầu năm. Ước tính có khoảng 357 Mg đã được tạo ra vào năm ngoái, nâng tổng sản lượng năng lượng sản xuất xa bờ ở châu Âu lên 1 486 Mg. Ước tính các các dự án xa bờ đang được lắp đặt hoặc đang trong giai đoạn lập kế hoạch và dự định hoàn thành vào năm 2015 sẽ mang lại công suất khoảng hơn 30,822 Mg nữa.

Chi phí của việc lắp đặt 1 tuabin gió trên thị trường thế giới vào khoảng 47.5 tỉ USD vào năm 2008, tăng khoảng 42% so với năm 2007. Nhìn chung, ngành năng lượng gió đã tạo công ăn việc làm cho khoảng hơn 400 000 người. Tuy nhiên, rất nhiều người làm việc trong lĩnh vực này đang có nguy cơ bị thất nghiệp, đặc biệt là ở Mỹ, do khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Đầu năm 2009, chi phí cho những dự án mới, đơn đặt hàng turbin và các bộ phận khác đã giảm đáng kể.

Năng lượng gió và cái nhìn lạc quan vào tương lai

Mặc dù kỳ vọng trước mắt về ngành công nghiệp này không mấy sáng sủa, triển vọng phát triển trung và dài hạn trong tương lai rất sáng lạn. Giá tuabin được trông đợi giảm do cuộc suy thoái kinh tế đã giúp giảm chi phí cho nguyên liệu và lắp đặt. Cùng với một số điều kiện thuận lợi không nhỏ khác, công nghiệp năng lượng gió vẫn tiếp tục được đầu tư phát triển với ít nhất 3 dự án lớn ở bờ biển phía bắc Châu Âu.

Chương trình vực dậy nền kinh tế ở Mỹ và một số quốc gia khác đang tập trung chủ yếu vào năng lượng gió và những nguồn năng lượng có thể tái tạo khác. Chính phủ Trung quốc cũng đã phản ứng với cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu bằng việc xác định phát triển năng lượng gió là mục tiêu then chốt hàng đầu của nền kinh tế.

Hội đồng Năng lượng Gió Quốc tế dự đoán 332 000 Mg năng lượng gió sẽ được tạo ra vào năm 2013. Còn BTM Consult, một công ty nghiên cứu thị trường của Đan Mạch dự đoán điện năng từ gió sẽ chiếm khoảng 6% lượng điện được tạo ra trên thế giới vào năm 2017.