ThienNhien.Net – Đảo nổi là một khối do thực vật thuỷ sinh, bùn và than bùn kết thành. Là một hiện tượng tự nhiên phổ biến được tìm thấy ở nhiều nơi trên thế giới tại các vùng đầm lầy, các hồ nước hay những vùng đất ngập nước, đảo nổi có thể có diện tích lên đến vài ha. Những đảo nổi tự nhiên này có tác dụng làm sạch môi trường nước và tận dụng nguồn dinh dưỡng trong nước cho các loài thủy sinh. Nhà nghiên cứu Bruce Kania (Mỹ) đã dựa trên mô hình đảo tự nhiên này để phát minh ra những đảo nổi nhân tạo có tác dụng tương tự.
Bruce Kania đã đến Montana hơn 10 năm trước để tận hưởng khung cảnh thiên nhiên nơi đây. Ông có một ngôi nhà lớn trên đỉnh dốc, với tầm nhìn hướng ra Yellowstone, con sông chảy từ công viên quốc gia Yellowstone, qua 670 dặm trước khi hợp dòng với sông
Tuy nhiên, ngoài sự ô nhiễm, Kania còn nhìn thấy một nguồn dinh dưỡng hoàn toàn có thể khai thác được từ dòng nước này. Và đảo sinh học nổi chính là lời giải chính xác cho vấn đề vì theo ông chúng góp phần làm sạch nguồn nước và cung cấp thức ăn cho những loài cá lớn. Ông từng thấy những đảo nổi tự nhiên khổng lồ phát triển, sinh sôi rất nhanh, đủ để nuôi dưỡng rất nhiều cây cối.
Kania quyết định sản xuất những hệ thống đảo nhân tạo có tác dụng tương tự như thế ở Montana. Những hòn đảo này được xây dựng bởi những lớp lưới và bọt biển cách điện. Lưới được dùng để tạo nên những đảo này được làm từ những chai nhựa tái chế thành những cuộn lưới đen to rộng. Mỗi đảo gồm có một vài lớp lưới được gắn kết bằng bọt biển. Khi bọt khô đi, những lớp lưới này sẽ dính chặt lại với nhau.
Người ta sẽ cắt những lỗ thủng trên tấm lưới để trồng cây. Cỏ và hoa vì thế sẽ mọc trên mặt nước, trong khi những cái rễ sẽ đâm xuyên qua lưới vào trong nước. Những loài côn trùng và cá tuế ẩn dật và kiếm ăn quanh những rễ cây ở dưới đảo, những con cá nhỏ làm mồi cho những con cá to hơn.
Hầu hết các đảo nổi nhân tạo đều có diện tích trên 25foot2, với giá thấp nhất khoảng 600USD. Phía trên đảo được phủ một lớp đất có gieo hạt giống. Những đảo này đóng vai trò là tấm nam châm hút vi khuẩn, và khi những hạt giống đâm chồi thành cây, chúng sẽ hút Nitơ, Phospho và những chất dinh dưỡng khác trong nước hồ – nguyên nhân gây ra bùn, sau đó làm sạch nước hồ giúp cho các loài động thực vật thủy sinh phát triển, đồng thời góp phần hạn chế sự sinh sôi của tảo – nguyên nhân gây mùi khó chịu và ngăn cản sự truyền ánh sáng vào nước.
Dạ dày của những con cá lớn bắt được trong những ao nước thử nghiệm mô hình đảo sinh học đầy ốc sên. Chính ốc sên đã ăn những thực vật mọc trên đảo, sau đó lại trở thành nguồn thức ăn cho các loài cá trong hồ.
Thực tế cho thấy những đảo nổi này có thể loại trừ NH3, kim loại nặng và cả những hóa chất khác từ nước. Chúng hoạt động như một miếng xốp thấm nước: nước được hút qua và những lớp bùn cặn bị giữ lại.
Đảo nổi hiện được sử dụng ở rất nhiều nơi, từ
Với thành công này, Kania đã đưa phát minh của mình vào hoạt động kinh doanh. Hiện ông đang cấp phép cho các công ty khác sản xuất những đảo sinh học như vậy. Những công ty được Kania cấp phép mới xây dựng thành công một đảo nổi nhân tạo rộng 22.000 foot2 cho tập đoàn Kỹ thuật quân đội Mỹ tại
Không dừng lại ở thành công này, mùa hè năm nay, Kania đang có kế hoạch cho ra mắt đảo nổi với hệ thống tua bin gió. Ông cũng đang cố gắng tạo thảm thực vật nhỏ trên đảo.