ThienNhien.Net – Các nhà khoa học thuộc Đại học Y Massachusetts, Mỹ đã phát hiện ra một nhóm gồm 40 gen được cho là đã khiến loài bướm Monarch ở Bắc Mỹ bay hàng ngàn dặm đến miền Nam vào mỗi mùa thu.
Đây là lần đầu tiên các nhà nghiên cứu thu thập được bộ gen quy định tập tính di cư của động vật.
Loài bướm Monarch đã nổi tiếng bởi khoảng cách di cư rất lớn – 4000 km (tương đương 2500 dặm) từ Canada đến Mexico, nhưng yếu tố để khiến chúng di cư từng là một bí ẩn.
Giờ đây nhà tâm sinh lý Steven Reppert thuộc Đại học Y Massachusetts và các đồng nghiệp đã tìm được bộ gen giải mã tập tính di cư của loài côn trùng này.
Các tác giả công trình nghiên cứu cho biết dữ liệu của họ lần đầu tiên cho thấy mối liên hệ giữa phổ gen thể hiện ở trung khu thần kinh và tình trạng di cư ở động vật di cư xa.
Chuyến di cư của hàng trăm triệu con bướm Monarch đến vùng đất tổ tiên của chúng ở Mexico hàng năm là hành trình có một không hai trong thế giới bướm. Chúng dùng đồng hồ sinh học và mặt trời để định hướng cho chuyến đi.