Cứu lấy động vật hoang dã Việt Nam

ThienNhien.Net – Vài năm trở lại đây, khá nhiều các tổ chức trong nước và quốc tế cũng như các cơ quan truyền thông đã lên tiếng kêu gọi mọi người tham gia bảo tồn thiên nhiên và các loài động vật hoang dã. Nhưng, đáng tiếc rằng không có nhiều loài thoát được nạn buôn bán động vật hoang dã.Và cũng thật buồn khi mà sự đa dạng sinh học của Việt Nam như các loài thú có vú, loài bò sát hay các loài chim lại được tìm thấy tại các nhà bếp, trong các bình rượu thuốc quý, những thứ thuốc truyền thống hay bộ sưu tập những con thú cưng được treo trên tường để trưng bày.

Một con kỳ đà đã bị mổ bụng và đang chuẩn bị đem đi chế biến. Hai trong số các loài kỳ đà xuất hiện ở Việt Nam là Kỳ đà hoa (Varanus salvator) và Kỳ đà vân (Varanus bengalensis) hiện đang bị săn bắt rất nhiều phục vụ cả nhu cầu trong nước và xuất khẩu sang Trung Quốc.  
 
 Những chú chim mỏ sừng non tại vuờn thú Mandalay tại Burma. Chim mẹ và các con chim non vẫn thường ẩn náu trong những hốc cây khoảng 5 tháng trong khi chim mỏ sừng bố kiếm thức ăn mang về. Đây là những con chim mỏ sừng mà người ta bắt được sau khi cái cây mà chúng trú ẩn đã bị chặt bỏ. Việt Nam hiện có 5 loài chim mỏ sừng khác nhau.
 
Sự đau đớn của 1 con mèo báo (Prionailurus bengalensis) bị thương do sập bẫy. Con mèo báo này bị nhốt trong chuồng tại một nhà hàng tại tỉnh Hà Tây và nó đã chết ngay trước khi được chính quyền phát hiện và tịch thu. 
 
 Một con Rái cá vuốt bé (Ambloynyx cinerea) được cứu thoát sau khi đường dây nóng bảo vệ động vật hoang dã của Trung tâm giáo dục thiên nhiên (ENV) nhận được thông báo từ một người dân thành phố Hồ Chí Minh. Con Rái cá này sau đó đã được chuyển đến Khu bảo tồn Củ Chi.
 
Ở Việt Nam có hai loài Nhím, Nhím đuôi dài (Atherurus macrourus) hay còn gọi là Nhím don và Nhím đuôi ngắn (Hystrix brachyura). Người ta tìm thấy tên cả hai loại nhím này trên thực đơn của các nhà hàng tại các thành phố lớn. Trên hình là một con nhím thuộc họ Nhím đuôi dài.
 
 Một cặp báo mẹ con đã được nhồi bông và trưng bầy tại đại sảnh ở một khách sạn của thành phố Quy Nhơn tỉnh Bình Định.
 
 Đây là hình ảnh một con kỳ đà vân (Varanus bengalensis) được bầy bán tại chợ động vật hoang dã tại Hà Nội. Khu chợ này hiện nay đã bị đóng cửa.
 
Một con nhím đuôi dài đang được làm thịt tại một nhà hàng. Hiện nay loài nhím đuôi dài này đã được nhân giống hàng loạt và nuôi tại các trang trại nhưng điều đó cũng không làm giảm bớt được tình trạng săn bắt từ rừng tự nhiên. 
 
Tưởng chừng như phòng vệ rất tốt nhưng những chiếc lông nhọn hoắt và vẻ dữ tợn cũng chẳng mấy giá trị khi đối mặt với một loài động vật ăn thịt đó là con người. Giống Nhím Malaysia này đã được đưa lên thực đơn của một nhà hàng địa phương và sau đó tất nhiên là giết mổ và “thưởng thức”. 
 
 Bị trói chặt, chú kỳ đà này không thể chạy đi đâu trừ phi là “vào nồi”. Đây chỉ là một trong số hàng nghìn con kỳ đà được tìm thấy ở một nhà hàng tại thành phố Hồ Chí Minh. Chúng đã được buôn lậu qua biên giới Camphuchia vào Việt Nam.
 
Da của một con mèo báo được bầy bán tại một khu chợ dành cho khách du lịch tại tỉnh Lào Cai. Bộ da này đã ngay lập tức bị thu hồi sau khi một đội nghiên cứu của Trung tâm giáo dục thiên nhiên (ENV) tiến hành kiểm tra tại đây. 
 
Con rùa xanh được nuôi trong một bể nước sạch trong khuôn viên một khách sạn tại tỉnh Hà Tĩnh. Nhờ một cuộc điện thoại đến đường dây nóng bảo vệ động vật hoang dã của Trung tâm giao dục thiên nhiên (ENV) con rùa này ngay lập tức đã được cứu thoát và phóng sinh về với đại dương. 
 
Hàng loạt con rùa biển nhồi bông trên tường của một Shop du lich. Rùa đồi mồi (Eretmochelys imbricate) và rùa xanh đang bị sử dụng như thứ đồ trang sức, vật trang hoàng hay được nhồi bông và bầy bán trên các kệ hàng lưu niệm phục vụ khách du lịch. 

Tương lai của những loài thú hoang dã ở Việt Nam sẽ ra sao nếu con người vẫn coi chúng như một thứ “đặc sản” hay một liều thuốc quý? Và chính loài người sẽ phải gánh chịu hậu quả nếu các loài thú kia bị hủy diệt hoàn toàn. Ngay hôm nay và bây giờ đây, chúng ta hãy cùng chung tay bảo vệ thiên nhiên hoang dã Việt Nam.