ThienNhien.Net – Từ năm 2005, khi Nghị định thư Kyoto bắt đầu có hiệu lực, các công ty ở những nước phát triển và các nhà tư bản tài chính, chủ yếu ở châu Âu, đã có những động thái tích cực trong việc tham gia vào thị trường mua bán các chứng chỉ phát thải trên toàn thế giới. Ước tính của Ngân hàng thế giới cho biết năm 2007 kim ngạch buôn bán trên thị trường này đạt 64 tỉ USD. Tuy nhiên, một câu hỏi đặt ra cho các nhà chức trách là trong bản dự thảo hiệp định hậu Kyoto có nên tiếp tục duy trì thị trường này hay không, ít nhất như tình hình của nó hiện nay.
Thị trường cacbon này được tạo ra từ “Cơ chế phát triển sạch” (CDM) của nghị định thư Kyoto. Dưới cơ chế đó, những nước nghèo có thể đạt được mục đích hạn chế lượng khí nhà kính bằng các dự án đầu tư cắt giảm lượng cacbon ở những nước đang phát triển.
Có rất nhiều lĩnh vực khác nhau tham gia CDM như sử dụng năng lượng gió, lắp đặt pin năng lượng mặt trời, tận dụng hiệu quả năng lượng công nghiệp, lưu trữ khí metan từ các trang trại chăn nuôi gia súc, tiêu hủy khí nhà kính được thải ra từ các sản phẩm phụ của ngành công nghiệp chế biến thực phẩm đông lạnh hay sản xuất thuốc nổ.
Những dự án đó, nếu đáp ứng được quá trình thẩm định của Liên Hiệp Quốc, sẽ có được chứng chỉ cacbon. Không chỉ chính phủ ở các nước phát triển mà cả các tập đoàn, công ty được hỗ trợ bởi Liên minh châu Âu về hệ thống khí thải thương mại (ETS) muốn mua loại chứng chỉ này để tăng hạn ngạch phát thải cacbon. Những công ty và cá nhân khác không thuộc hệ thống trên vẫn có thể mua phiếu để hạn chế những khó khăn trong hoạt động sản xuất.
Trên thị trường, giá của chứng chỉ phát thải dao động tùy thuộc từng loại, trong thời gian qua là từ 8 đến 18 đôla. Giá này thường giảm nhẹ trên thị trường dưới sự quản lý của ETS.
Theo ông Yvo de Boer, thư ký điều hành Công ước khung của Liên Hiệp Quốc về biến đổi khí hậu, gần đây, CDM đã có những đóng góp tích cực trong việc tạo ra một thị trường toàn cầu về việc thải các khí gây hiệu ứng nhà kính, tuy nhiên vẫn còn nhiều vấn đề khi thực hiện.
Một số công ty đã lách luật. Các công ty tiêu thụ cacbon thì thường xuyên phàn nàn về những chính sách quan liêu của CDM cũng như sự chậm chạp trong tiến trình xét duyệt của Liên Hiệp Quốc. Bruce Usher, Cục trưởng Cục An toàn sinh thái đồng thời là một doanh nhân trong thị trường loại phiếu này, nhận xét: “ Dự án CDM quả thực có hoạt động nhưng sẽ gặp rất nhiều thử thách và phải mất một thời gian để nhận được sự ủng hộ rộng rãi”.
Không những vậy các nhà đầu tư còn có thể gặp nhiều rủi ro. Trên tờ Financial Times, những người kinh doanh chứng chỉ các-bon cho biết mới chỉ có một nửa số chứng chỉ các-bon được phát hành so với dự kiến.
Ông De Boer còn thừa nhận một khó khăn khác, đó là CDM thiếu sót ngay từ trong cấu trúc của nó. Chứng chỉ được phát hành từ Liên Hiệp Quốc cho từng dự án một, và có rất nhiều dự án nhỏ, ví như vấn đề về sử dụng năng lượng mới hay lưu trữ khí thải từ một hệ thống cống rãnh. Điều này có nghĩa là những người quản lí điều khoản CDM và cả Liên Hiệp Quốc phải xem xét kỹ lưỡng từng dự án một, dù to hay nhỏ, để đảm bảo kiểm soát được số chứng chỉ phát ra tương ứng. Những nhà đầu tư lớn muốn rót tiền vào thị trường này thực sự không thích cơ chế đó.
Những dự án nhỏ thì khó có thể đạt được mục đích về kinh tế. Tổng chi phí để khởi dựng dự án, xin cấp phép cũng như duy trì hoạt động kinh doanh quá cao so với lợi nhuận mà loại phiếu này có thể mang lại.
Các nhà quản lý CDM đang cố gắng tìm ra các biện pháp thay thế khác. Một trong số đó là việc sử dụng “trái phiếu cacbon” hoặc “trái phiếu môi trường”, do các chính phủ ban hành. Khi đó, việc duy nhất mà các tổ chức tài chính cần thực hiện là làm việc với chính phủ và không cần phải xem xét kỹ từng tua-bin gió hay pin năng lượng mặt trời như hiện nay.
Với lời đề nghị trên, chính phủ các nước đang phát triển có thể thành lập mục tiêu quốc gia về khí thải và năng lượng, chẳng hạn như việc đề ra một mức nhất định cho việc sản xuất năng lượng mới đến năm 2020. Số lượng cacbon thải ra sẽ bằng mức năng lượng mới đó.
Trong 2 năm gần đây, Cơ chế phát triển sạch đã phải đối mặt với nhiều rắc rối, trong đó có những ý kiến nghi ngờ về giá trị thực sự cũng như cơ chế vận hành của chứng chỉ các-bon. Tuy nhiên, nguy cơ lớn nhất đối với thị trường này chính là sự không chắc chắn rằng điều gì sẽ xảy ra nếu năm tới ở Côpenhagen (Đan Mạch) nó không được ủng hộ và tiếp tục duy trì sau năm 2012 khi Nghị định thư Kyoto kết thúc.
Hiện tại, các bản giao ước về thị trường tín dụng cacbon khẳng định rằng loại chứng này vẫn sẽ được phát hành cho đến áp chót, ngày 31/12/2012 do EU vẫn muốn tiếp tục duy trì thị trường này và thị trường này vẫn đang hoạt động ở các nước như Mĩ, Canada, Nhật và Úc. Vì thế, những bản giao ước trên đảm bảo rằng thị trường phiếu cacbon sẽ không kết thúc đột ngột, trừ trường hợp các chính phủ thất bại trong việc tranh thủ sự ủng hộ để duy trì chúng tiếp sau năm 2012.