ThienNhien.Net – Lâu nay người dân trên hầu khắp hành tinh hơn 6 tỉ người đã trở nên quen thuộc với việc sử dụng túi ni-lông hàng ngày. Tuy nhiên, những người sử dụng túi ni-lông đa phần mới chỉ quan tâm tới những tiện ích của nó mà không hề biết những chiếc túi ni-lông được tạo ra từ Poyethylen, một loại nhựa dẻo nóng từ dầu mỏ và việc sử dụng túi ni lông tràn lan sẽ gây tác động xấu tới môi trường ra sao.
Một nghiên cứu từ năm 1975 đã cảnh báo rằng lượng túi ni-lông con người thải ra mỗi năm cực lớn nhưng chỗ chôn chúng lại không đủ, khiến chúng sẽ phát tán khắp nơi… |
tới mọi miền đất khác nhau trên thế giới rộng lớn, |
ra cả biển và đại dương. |
Thảm trạng này càng dễ bắt gặp ở đô thị của các nước đang phát triển, nơi điều kiện vệ sinh còn xập xệ. Rác, đặc biệt là rác ni-lông, bít đầy các miệng cống gây nên tình trạng úng ngập khi mưa xuống. |
Ngay cả ở Mỹ, một nước phát triển hàng đầu, rác cũng bị đổ đầy ở vùng ven biển, chiếm tới 10% là rác ni-lông. |
Theo thời gian, những chiếc túi ni lon này phân rã và càng dễ gây hại hơn đối với người và động vật. |
Chúng xâm nhập vào chuỗi thức ăn trong tự nhiên, |
gây những tai nạn không đáng có cho những nạn nhân hoang dã tội nghiệp, đã vô tình nuốt hay vướng phải. |
Gần 200 loài sinh vật biển, trong đó có cá voi, cá heo, hải cẩu, rùa biển đã bị “chết oan” bởi những chiếc túi này. |
Thế giới đang kêu gọi mọi người dùng túi tái sử dụng. Một chiếc túi nhựa PP không dệt như thế này sẽ tiết kiệm được 6 túi ni-lông bị thải ra mỗi tuần, |
nghĩa là 24 túi ni-lông mỗi tháng, |
hay 22.176 túi ni-lông cho một đời người. Chỉ cần 1/10 dân số Việt Nam dùng túi tái sử dụng, trong một năm chúng ta đã có thể tiết kiệm hơn 27 triệu túi ni-lông. |
Băng-la-đét, một nước nông nghiệp không giàu hơn Việt Nam, đã cấm sử dụng túi ni-lông. |
Trung Quốc, quốc gia đông con cháu nhất hành tinh, trong năm 2008 cũng đã kiên quyết nói không với túi ni-lông. Dự kiến mỗi năm, Trung quốc sẽ tiết kiệm được 37 triệu thùng dầu thô nhờ chủ trương cấm phát túi ni-lông miễn phí. |
Ru-an-đa, một đất nước ở châu Phi xa xôi và nghèo đói, đã cấm sử dụng túi ni lon từ năm 2005. |
Cho nên, cũng là lẽ thường tình khi nước Mỹ cũng nhìn nhận ra vấn đề, với lá cờ tiên phong được phất lên ở thành phố San Phờ-ran-xít-xcô 2 năm sau đó. |
Rồi cả một loạt nước Kê-ni-a, Xinh-ga-po, Ca-na-đa, Đài Loan cũng hưởng ứng trào lưu, cấm hoặc hướng tới việc cấm sử dụng túi ni-lông.
Ở Việt Nam, mọi người cũng ngày càng quan tâm hơn đến tác động tiêu cực của loại túi này, nhưng dường như những lo lắng, bức xúc ấy chưa đủ mạnh để biến thành quyết tâm hạn chế, và thậm chí loại bỏ chúng. |