ThienNhien.Net – Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, có một loại đá rất thích "ăn" khí các-bon. Họ đề xuất một cách để giảm thiểu lượng khí thải các-bon là bơm trực tiếp vào hang ngầm hay những mỏ dầu đã khai thác – nơi có loại đá này. Người ta cũng tin rằng với những tác động hỗ trợ của con người, khả năng hấp thụ CO2 của chúng sẽ tăng lên rất nhiều.
Đó là đá peridotite, một trong những loại đá chính thuộc lớp đá phong hóa tạo thành vành đai dưới lớp vỏ trái đất. Loại đá này phân bố dưới mặt đất khoảng 20km hoặc hơn, nhưng tại một số nơi đá peridotite trồi lên mặt đất. Hiện tượng này xảy ra ở một khu vực thuộc sa mạc Omani, địa điểm mà Peter Kelemen và Juerg Matter (hai nhà nghiên cứu thuộc Đại học Columbia, New York, Mỹ) đã nghiên cứu trong nhiều năm.
Từ lâu, các nhà địa chất đã biết rằng khi đá peridotite tiếp xúc với không khí, nó nhanh chóng phản ứng với CO2 và hình thành cacbonate như đá vôi hoặc đá cẩm thạch. Một số người nảy ra ý tưởng nghiền peridotite và sử dụng để “thấm” khí thải từ các nhà máy điện, nhưng quy trình đó rất tốn kém, một phần do chi phí vận chuyển đá. Việc vận chuyển cũng sẽ tạo ra khí thải. Trong Báo cáo của Viện Khoa học Quốc gia Mỹ, Kelemen và Matter đề xuất một phương án khác: bơm khí trực tiếp từ nơi thải xuống tầng đá periotite.
Nhóm nghiên cứu cho biết, đá peridotite ở Omani hấp thu khoảng 10 nghìn tấn CO2 mỗi năm. Bằng cách khoan và làm gãy đá các nhà khoa học tin rằng có thể tăng tỷ lệ hấp thụ lên 100.000 lần hoặc hơn. Họ ước tính bằng cách này mỏ đá peridotite ở Omani (sâu gần 5km) hấp thu được khoảng 4 tỷ tấn CO2 mỗi năm. Đó là lượng lớn trong tổng số 30 tỷ tấn CO2 con người thải vào khí quyển mỗi năm, chủ yếu từ hoạt động đốt nhiên liệu hóa thạch.
Với mỏ đá phân bố ở khu vực năng lượng sản xuất và tiêu thụ đang gia tăng, mỏ peridotite sẽ trở thành bể chứa cacbon tiện lợi cho nền công nghiệp năng lượng trong khu vực. Peridotite trên bề mặt cũng phân bố ở một số khu vực khác trên thế giới như các đảo Thái Bình Dương, dọc bờ biển Hy Lạp, Croatia, và một phần nhỏ tại Mỹ.
Đây không phải là loại đá duy nhất có khả năng hấp thụ cácbon. Hiện nay các nhà khoa học đang tiến hành dự án mới nghiên cứu đá bazan ở