ThienNhien.Net – Thời điểm dải băng tăng tốc độ trôi tương ứng với thời điểm hồ chứa ngầm đầu "lạch" cạn nước.
Các dữ liệu do ICESat (vệ tinh quan sát băng, mây và đất của Cơ quan Hàng không Vũ trụ Quốc gia Mỹ – NASA) thu thập được, dưới lớp băng ở Nam Cực, một hệ thống phức tạp gồm các “lạch” ngầm ở một hồ chứa này đổ sang hồ chứa ngầm khác.
Đây là lần đầu tiên các nhà khoa học đã đưa ra bằng chứng trực tiếp cho thấy các dòng nước chảy xiết dưới lớp băng ở Nam Cực là nhân tố đẩy nhanh tốc độ các sông băng ở đây trôi ra biển.
Một nhóm ba nhà khoa học thuộc Đại học Tổng hợp Maine của Mỹ đứng đầu đã đối chiếu các dữ liệu này với hiện tượng sông băng Byrd ở Đông Nam Cực trôi ra biển với tốc độ nhanh kỷ lục trong 50 năm.
Kết quả cho thấy trong 14 tháng xảy ra hiện tượng có 1,7 km3 nước chảy qua các “lạch” ngầm ở đây thì dải băng dài 75 km chảy theo hướng này cũng tăng tốc tới 10%.
Thời điểm dải băng tăng tốc độ trôi tương ứng với thời điểm hồ chứa ngầm đầu “lạch” cạn nước. Khi dải băng giảm tốc độ trôi cũng là lúc “lạch” nước ngầm ngừng chảy.
Các nhà khoa học giải thích nước có tác dụng như dầu nhớt, làm giảm ma sát ở đáy dải băng, khiến cho dải băng trôi nhanh hơn.
Phát hiện này vừa được công bố trên tạp chí “Khoa học địa lý tự nhiên” của Anh. Phát hiện sẽ giúp xác định tốc độ dâng cao của mực nước biển do băng tan mà nguyên nhân sâu xa là Trái Đất nóng lên.