ThienNhien.Net – Một số chuyên gia hải dương học cho rằng rạn san hô lớn nhất thế giới tại Úc có thể biến mất trong vòng 30 năm tới là quá bi quan bởi vì chúng có khả năng thích ứng với biển đổi khí hậu.
Theo nghiên cứu của nhiều cơ quan và tổ chức môi trường trên thế giới thì biến đổi khí hậu đang tác động mạnh mẽ đối với các hệ sinh vật biển. Nhiệt độ đã tăng lên khoảng 20C và mực nước biển đang ngày càng dâng cao. Điều đó đang khiến cho rạn san hô lớn nhất thế giới (có chiều dài 2027km) của Úc có nguy cơ biến mất.
Tuy nhiên, với quan điểm hoàn toàn trái ngược nhà sinh vật biển Ove Hoegh-Guldberg thuộc Trường Đại học Queensland cho rằng đánh giá trên là quá bi quan. Ông đánh giá cao khả năng tiềm ẩn của san hô để phát triển và thích ứng với những điều kiện thay đổi của môi trường. Đó là thuộc tính sinh học mà mỗi sinh vật nào cũng có.
Phát biểu của Ove đã bị rất nhiều đồng nghiệp phản bác. Họ cho rằng đã có nhiều tài liệu khoa học được ghi lại từ khắp nơi trên thế giới thể hiện mối liên kết trực tiếp giữa sự gia tăng về nhiệt độ của nước biển với sự mất màu các rạn san hô. Khi nhiệt độ toàn cầu tiếp tục lên cao, biến cố này sẽ tiếp tục gia tăng.
Tuy nhiên Ove vẫn khẳng định chính kiến của mình là đúng. Có một vị giáo sư ủng hộ quan điểm của Ove và họ vẫn đang tiếp tục nghiên cứu để đưa ra những bằng chứng thuyết phục để bảo vệ luận điểm của mình. Hi vọng rằng những nghiên cứu đó sẽ mở ra một tia sáng làm dịu bớt lo lắng về biến đổi khí hậu hiện nay.