ThienNhien.Net – Các nhà khảo cổ Trung Quốc mới phát hiện một hóa thạch khủng long lông vũ có kích cỡ bằng chim bồ câu. Các nhà khoa học tin rằng đây chính là tổ tiên của các loài chim.
Theo bài viết của các nhà nghiên cứu trên tờ Thiên Nhiên, bộ xương còn 90% và nằm trong một phiến đá tại huyện Ningcheng, Nội Mông, Bắc Trung Quốc.
Loài khủng long này được đặt tên là Epidexipteryx, có bốn lông đuôi dài mỏng và một cái đuôi ngắn. Bốn chi thiếu lông vũ để bay và chắc chắn nó sống từ Trung Kỷ Jura đến Hậu Kỷ Jura cách đây 176 đến 146 triệu năm, nghĩa là có trước Chim Thủy tổ sống cách đây khoảng 155 đến 150 triệu năm.
Loài vật bé nhỏ này cân nặng khoảng 164 gam, có lông vũ nhưng không bay được và có răng nanh giống động vật ăn thịt. Tuy nhiên các nhà khoa học không có manh mối gì về thức ăn của chúng.
Các nhà khoa học cho biết loài khủng long thuộc một nhóm khác nhóm Chim ăn thịt lớn có lông vũ bay mà một số nhà khoa học cho rằng đôi khi ngoài lướt chúng còn bay được. Nhưng cũng giống với Chim ăn thịt lớn – sống ở giai đoạn sau cách đây 130 đến 125 triệu năm – loài này cho chúng ta bằng chứng quan trọng về mối quan hệ tiến hóa giữa chim và khủng long.
Giáo sư Fucheng Zhang thuộc Viện Cổ sinh học Động vật có Xương sống và Nhân chủng học của Học viện Khoa học Trung Quốc viết: “Các bạn có thể thấy mối liên hệ giữa khủng long và chim. Loài khủng long này rất gần với tổ tiên của các loài chim. Tuy vậy, hóa thạch mới này cũng tăng thêm phức tạp cho nghiên cứu lịch sử tiến hóa ban đầu từ khủng long thành chim.”