ThienNhien.Net – Những dẫn chứng gần đây cho thấy hiện tượng bùng phát của tảo trên các đại dương không còn là một vấn đề địa phương. Do những điều kiện nhất định, tảo phát triển ngày càng nhanh, cả về quy mô và tốc độ. Chính điều này đã dẫn tới những ảnh hưởng xấu đối với các hệ sinh thái, môi trường và đời sống của người dân trên Trái Đất.
Tảo lan tràn khắp các đại dương
Không chỉ có vậy, những đám tảo biển nguy hại này đang lan tràn khắp vùng bờ biển phía Tây Bắc Thái Bình Dương.Từ năm 2002, tại bang Oregon (Mỹ), người ta đã phát hiện sớm các trường hợp sinh vật bị chết do thiếu khí hoặc không có không khí tại các khu vực biển nơi các loài tảo phát triển mạnh.
Theo một nghiên cứu công bố vào tháng 08/2008, kể từ năm 1960 thì cứ 10 năm kích thước của đám tảo nguy hại này lại tăng lên gấp đôi. Những vùng nước ven biển như vịnh Chesapeake, biển Baltic, biển Đen, Peru, Chile và Namibia trước kia vốn có đa dạng sinh học rất cao nhưng nay chúng đã nhanh chóng biến mất.
Theo bản báo cáo “Sự mở rộng của những khu vực biển chết và hậu quả của chúng tới những hệ sinh thái biển” của hai nhà khoa học Mỹ, hiện có tới 450 “Khu vực Chết” (những khu vực trên đại đương nơi tảo biển lan tràn) trong những đại dương của chúng ta. Theo các nhà khoa học thì với tốc độ này, tất cả những gì mà chúng ta để lại cho thế hệ kế tiếp chỉ là một đại dương đầy tảo.
Những nơi có các Khu vực Chết lớn nhất là Biển Baltic( tầm 70 000 km2), Vịnh
Ngoài ra, Một số Khu vực Chết khác ở Mỹ đã được phát hiện tại California, khu vực hồ Erie, xung quanh Florida Keys, ở phía Bắc và Nam con sông Carolina và ở Washington Puget Sound. Cùng lúc đó, tảo biển đã biến một vùng biển rộng 246.048 km2 thành một bãi đất hoang ngập nước. Robert Diaz, giáo sư tại viện Hải Dương học Virginia, đồng tác giả của nghiên cứu về các Khu vực Chết nói rằng, vấn đề này được thấy rõ nét ở Canada.
Tại bang Brist Columbia (Canada), một Khu vực Chết được ghi nhận lần đầu tiên tại Saanich Inlet vào năm 1960.Các Khu vực Chết còn được phát hiện tại những vịnh cá ở PEI và một khu vực rộng 1300 km2 tại cửa sông St. Lawrence.
Từ năm 2002, hiện tượng các Khu vực Chết ở Hoa Kỳ – xuất hiện vào mỗi mùa hè ở phía bờ biển
Vào những năm 1990, các nhà khoa học đã phát hiện ra một Khu Vực Chết có diện tích 26 km2 tại Vịnh Whidbey và Skagit, phía Bắc của Seatle. Vào năm 2000, vùng phía nam Puget có một khu vực chết có diện tích 34 km2.
Vào năm 2004, một Khu vực Chết có bề rộng khoảng 50 km được phát hiện tại Juan de Fuca – gần
Nguyên nhân
Theo bản báo cáo vào tháng 08/2008 của Jeremy Jackson, một giáo sư hải dương học tại Viện Scripps, thì “việc hủy diệt hàng loạt tại các đại dương” là do sự xuất hiện của các khu vực biển chết, hiện tượng ấm lên toàn cầu, săn bắt cá quá mức, ô nhiễm, axit hoá các đại dương, phá huỷ sinh thái và sự xâm lấn của một số loài.
Những nguyên nhân này khiến các hệ sinh thái ven biển nằm trong tình trạng cực kỳ nguy hiểm trên quy mô toàn cầu. Việc xả những chất dinh dưỡng và chất độc ra biển cùng với hiện tượng tăng nhiệt độ sẽ làm tăng kích thước và số lượng những khu vực biển chết và các đám tảo độc hại dọc theo khắp các châu lục.
Hàng triệu tấn phân bón (thường được gọi là “chất ô nhiễm dinh dưỡng”) làm tăng thêm hàm lượng phốt pho và nitơ trong nước, tạo điều kiện cho tảo nhớt hấp thụ các chất hoá học này và trong quá trình hấp thu đó chúng lấy đi khí oxy trong đại dương, khiến sinh vật biển khó có thể tồn tại.
Ở vịnh
Khi tảo biển chết đi và chìm xuống, chúng lại là thức ăn cho vi khuẩn – loại sinh vật tiêu thụ oxy và gây cản trở tới sự sống.
Quá trình khử oxy có thể xảy ra trong tự nhiên tại những khu vực nước tù đọng. Một vài đại dương, như phía Bắc Ấn Độ Dương có mức oxy thấp do ở đây không có gió để hoà trộn nước biển.
Tại các Khu vực Chết, lượng oxy ở mức thấp, nếu cá bơi vào khu vực này, chúng sẽ bị choáng trước khi có thể trốn thoát, các loài sò và những loài động vật sống ở đáy di chuyển chậm chạp nên khó có thể trốn thoát, do đó có thể thấy rất nhiều xác chết sinh vật tại đây.
Ngay cả trong trường hợp cá vẫn có thể tồn tại trong nước có hàm lượng oxy thấp thì khả năng sinh sản của chúng sẽ giảm đi, gây nguy hại tới quần thể các loài cá trong tự nhiên.
Đây rõ ràng là một thảm hoạ đối với đời sống của các sinh vật biển và nghề nuôi trồng thuỷ sản địa phương mà hiện tượng các loài cá và động vật không xương sống chết hàng loạt chính là dấu hiệu đầu tiên.
Tác động
Một vài loài tảo hoạt động tương tự như một chất gây hại cho hệ thần kinh và ảnh hưởng tới chức năng của não. Điều này lý giải cho hiện tượng các loài thú có vú sống ở biển cư xử bất thường và chết hàng loạt. Khoảng 14.000 con hải cẩu, sư tử biển và cá heo đã bị phát hiện là đang ốm hoặc đã chết tại California trong vòng 10 năm trở lại đây và xác của 650 con cá voi xám đã bị trôi dạt vào bờ.
Vào năm 2003, loài tảo sinh ra axit domoic đã ảnh hưởng tới loài trai tại Port
Vào năm 2006, có tới 29 trường hợp nhiễm độc ở loài sò có nguyên nhân từ “thuỷ triều đỏ”. Cùng năm đó, một đám tảo cách bờ biển phía tây
Những loài tảo đỏ đã làm nhiễm bẫn nước uống ở
Vào năm 2007, hai trận “bão” tảo biển lan tràn ở bờ biển Klemtu đã giết chết 260 tấn cá hồi đang được nuôi trồng. Cuộc khủng hoảng tảo không chỉ là một vấn đề địa phương, tảo đang lan tràn trên khắp các biển, đại dương trên thế giới và nạn nhân của hiện tượng này không ai khác chính là con người.
Ở bờ biển Thuỵ Điển, sự lan tràn của loài tảo đôi khi biến biển Baltic thành một tấm chăn màu nâu. Ở vịnh
Tảo đã ảnh hưởng tới 80% các rặng san hô tại biển Caribê và phá huỷ 75% các khu rừng tảo bẹ vốn là nơi có rất nhiều các loài cá sinh sống. Loài tảo độc Caulerpa đang giết chết cá tại vùng bờ biển của 11 quốc gia trên thế giới.
Khi số lượng các quần thể cá giảm xuống, các loài chim biển cũng sẽ rơi vào tình cảnh chết đói. Tại đảo Triangle, loài chim Anca Cassin đang không có thức ăn. Ở phía bờ biển
Trưởng khoa ngư nghiệp của đại học Brist Columbia cho rằng, cuộc khủng hoảng cá và hải sản đã bắt đầu. Chúng ta vừa chấp nhận sự sụt giảm chất lượng cá mà chúng ta tiêu thụ do số lượng cá tuyết, cá ngừ và cá hồi đã giảm mạnh (mùa hè năm nay lượng cá hồi đỏ quay trở lại sông Fraser thấp nhất trong vòng 50 năm qua). Trong một kịch bản xấu thì thậm chí các loài hải sản được nuôi trồng có thể mang thêm nhiều độc tố, gia tăng sự bùng phát các dịch bệnh, vi khuẩn sẽ thống trị. Tình hình đó khiến người ta nghĩ đến những loại thức ăn thay thế khác.
Có một thời kỳ mà mực ống chưa bao giờ được coi là thức ăn cho đến khi những đầu bếp vùng Địa Trung Hải không còn cá để chế biến. Chúng ta vẫn ăn những thứ như vậy thay vì ném chúng đi chứng tỏ chúng ta đang ở giữa cuộc khủng hoảng. Những loài cá mà chúng ta ưa thích không còn đáp ứng đủ nhu cầu và những loài thay thế xuất hiện.
Những loài cá nuôi thay thế cho những loài cá tự nhiên. Những con cá chúng ta đánh bắt được ở độ sâu 2000 m thay thế cho những con cá bắt được ở độ sâu 50m. Chúng ta đang chủ yếu sử dụng những thức ăn thay thế mà chính bản thân chúng ta không ý thức được điều đó.
Phản ứng của con người
Trên thế giới hiện chỉ có 4% các khu vực biển chết đang được cải thiện. Thay đổi tình trạng này đòi hỏi phải có những luật về ô nhiễm, hạn chế đánh bắt, có những phương pháp nuôi trồng thuỷ sản tốt hơn, thay đổi trong khẩu phần ăn và bảo vệ môi trường biển tốt hơn. Có rất nhiều việc phải làm và những lựa chọn đó lại không hề đơn giản nhưng chúng ta vẫn phải bắt đầu.