ThienNhien.Net – Nạn tham nhũng trong vấn đề nước dưới sự thao túng của các thế lực mafia đang buộc các nước nghèo phải trả thêm tiền cho nước sinh hoạt và các dịch vụ cải thiện điều kiện vệ sinh.
Theo ông Hakan Tropp , chủ tịch của Mạng lưới nước toàn cầu (WIN) cho hay, nước là một trong những ngành dễ bị tham nhũng, chỉ đứng sau y tế và giáo dục. Điều đó là do các nước nghèo không thể lên tiếng cho các quyết sách chiến lược về nước. Nếu như việc nhận hối lộ và các hoạt động bất hợp pháp khác vẫn tiếp tục gia tăng thì người tiêu dùng cũng như những người đóng thuế sẽ phải trả một số tiền tương đương với 20 tỉ đô la Mỹ trong 10 năm tới .
Ở các nước đang phát triển, người ta phải trả một khoản lớn để có được nước, dù đó là nước được cung cấp lậu. Ví dụ như ở Honduras, những người dân không có đủ khả năng đưa được nước về nhà mình hoặc sống ở những nơi mà nguồn nước không đến được sẽ phải trả hơn 40% thu nhập để có được nguồn nước không chính thức
Ở Băng-la-đét hay Ê-cu-a-đo, các thế lực mafia đã thông đồng với các quan chức trong ngành nước để ngăn chặn sự tiếp cận của người dân đối với các dịch vụ nước rẻ. Theo UNDP ước tính, những nước như El Sanvado, Jamaica, Nicuragua phải chi hơn 10% thu nhập cho các dịch vụ nước, một phần là do tham nhũng, trong khi đó các nước công nghiệp như Mỹ chỉ phải trả khoảng 3%.
Tham nhũng trong các ngành công nghiệp nước cũng ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp và năng lượng. Một trong những kiểu tham nhũng có thể thấy rõ là các dự án đập và thủy điện với khoản tiền đầu tư kếch xù đang ngày một tăng lên. Trước mắt, thế giới sẽ phải đối mặt với cuộc khủng hoảng năng lượng do các nguồn nhiên liệu đang dần cạn kiệt, do đó việc đầu tư vào thủy điện sẽ tăng, ước tính sẽ có hơn 60 tỉ đôla Mỹ đầu tư vào các dự án đập và thuỷ điện trong thập kỉ tới.
Một dự án kênh dào và thuỷ điện lớn trị giá 8 tỉ đôla Mỹ ở Lethoso đứng đầu trong danh sách các trường hợp tham nhũng nước có thể bị ngừng lại .Các nhà thầu từ các công ty đa quốc gia ở Châu Âu và Canađa đã bị buộc tội hối lộ chính phủ Lesotho trong hợp đồng dự án này. Còn ngành nông nghiệp ở Ấn Độ cũng có tới gần 1/4 số hợp đồng tưới tiêu liên quan đến sự tham nhũng của giới quan chức. Hầu hết những trường hợp tham nhũng này đều có dính líu đến các quan chức, cảnh sát địa phương,…gây nên thảm họa cho những người dân thường.
Những phong trào chống tham nhũng đang trên đà phát triển, các chính phủ cần phải bắt đầu chú ý, đồng thời người dân cũng phải phát huy vai trò giám sát và có tiếng nói bảo vệ chính mình.