ThienNhien.Net – Sáng kiến mới về sự ra đời của Hiệp hội phát triển rừng có thể mở đường cho những thay đổi cơ bản trong công tác quản lý rừng, thúc đẩy các nỗ lực đẩy mạnh cuộc chiến chống lại đói nghèo và sự thay đổi thời tiết.
Ngân hàng thế giới cũng đưa ra ý kiến ủng hộ cho sự ra đời của Hiệp hội phát triển rừng trên phạm vi toàn cầu. Họ cho rằng sự ra đời của hiệp hội này góp phần kết nối các tiến trình hoạt động vì rừng trên phạm vi toàn cầu và tại địa phương. Đồng thời sự ra đời của hiệp hội sẽ thúc đẩy việc đưa ra các quyết định, phản ánh quan điểm và nhu cầu giữa các nhà đầu tư và những cư dân sống trong rừng, sống dựa vào rừng.
Viện nghiên cứu quốc tế về môi trường và phát triển (IIED) đã tham khảo rất nhiều ý kiến về sáng kiến của Ngân hàng thế giới. Hơn 600 các chuyên gia trong nghành lâm nghiệp đã trả lời cho cuộc điều tra ý kiến của IIED, một số thì tham gia vào các nhóm nghiên cứu cụ thể tại Brazil, Trung Quốc, Ghana, Guyana, Ấn Độ, Nga và Mozambique. Số khác thì tham gia vào các cuộc họp quốc tế.
Đại đa số đồng ý với sự ra đời của một Hiệp hội phát triển rừng mới, cần thiết cho việc bảo vệ rừng và các sự sống tại những khu rừng. Tuy nhiên, họ cho rằng hiệp hội này nên bắt đầu từ ý tưởng ban đầu của Ngân hàng thế giới và xem xét liệu hiệp hội này có thực sự đáp ứng được các nhu cầu tại các địa phương về một nền tảng công bằng với những sự kiện liên quan đến rừng thay đổi nhanh chóng trên toàn cầu hay không. IIED cũng xem xét hơn 50 sáng kiến hiện nay từ các quốc gia tiềm năng tham gia vào hiệp hội mới này và các khó khăn cần giải quyết xung quanh đó.
Theo đó, hiệp hội cần phải tạo ra những cải thiện lớn đối với việc cung cấp tài chính cho các hoạt động hỗ trợ nhu cầu tại địa phương, và tạo ra nguồn thu ngân sách, thông qua sự đột phá trong lĩnh vực kinh doanh lâm nghiệp như quota khí thải (CO2) chẳng hạn. Bên cạnh đó, hiệp hội mới nên hợp tác với các ban nghành khác trong lĩnh vực nước và nông nghiệp nhằm đưa ra các giải pháp bền vững.
Tại nhiều quốc gia phương Tây, người ta đã lập nên các quỹ rừng và quỹ môi trường, hiệp hội mới sẽ giúp họ tìm ra những phương án tối ưu nhất để đầu tư cho các quỹ này hoạt động hiệu quả và lâu dài.
Rất nhiều niềm tin và hy vọng đến từ các quốc gia, họ mong muốn Ngân hàng thế giới không chỉ hỗ trợ tích cực về vốn mà còn tạo ra liên kết giữa các quốc gia, khu vực và các vùng miền để nhằm duy trì, phát triển hiệp hội vì họ thực sự nhận thấy tầm quan trọng cũng như mức độ ảnh hưởng của hiệp hội lên việc quản lý, bảo vệ rừng cũng như giảm đói nghèo cho cư dân bản địa. Hiệp hội phát triển rừng được thiết lập nhưng những cơ chế hoạt động hay mục tiêu, ngân sách tại mỗi quốc gia sẽ tùy thuộc vào đặc điểm và hiện trạng của quốc gia đó.