ThienNhien.Net – Nghiên cứu của một nhóm nhà khoa học về tính kháng thuốc của vi khuẩn ở Trung Quốc trong nhiều năm cho thấy, vi khuẩn kháng thuốc gây ra khoảng 60-70% các trường hợp nhiễm trùng so với vi khuẩn thông thường. Đây là hậu quả của việc ngành y tế Trung Quốc quá lạm dụng khi sử dụng thuốc kháng sinh trong điều trị. Tuy nhiên, câu chuyện xảy ra không chỉ ở Trung Quốc. Nó đã trở thành mối lo ngại ở nhiều quốc gia khác, trong đó có Việt Nam.
Ngày nay, khắp thế giới người ta rất lo ngại trước sự gia tăng không ngừng của hiện tượng nhờn thuốc đối với nhiều loại vi khuẩn. Không ít thuốc kháng sinh từ trước giờ được xem như những cứu tinh của nhiều loại bệnh tật, nhưng giờ chúng đã tỏ ra không còn công hiệu chữa trị. Kho tàng thuốc kháng sinh càng ngày càng trở nên hạn hẹp và khan hiếm hơn trước rất nhiều… Hiện tượng kháng kháng sinh đã bắt đầu!
Theo ông Xiao Yonghong, phó giám đốc Viện Dược học ở Bắc Kinh cho biết : “Là thành viên của một nhóm nghiên cứu quốc gia nghiên cứu về tính kháng thuốc của vi khuẩn trong nhiều năm, tôi ước tính có khoảng 30% thuốc bán tại các bệnh viện Trung Quốc là kháng sinh, trong khi ở các nước phát triển thì tỷ lệ đó chỉ là 10%”.
Nguyên nhân chính của việc kháng thuốc của vi khuẩn gây bệnh là nhiều nước quá lạm dụng việc sử dụng kháng sinh, dẫn tới việc dùng kháng sinh không hợp lý trong đó có việc lựa chọn kháng sinh sai với liều lượng và thời gian điều trị không đúng. Tuy nhiên để dẫn đến điều này thì cần xem xét nhiều khía cạnh khác liên quan.
Đầu tiên phải kể đến là do khả năng chẩn đoán kém của các phòng khám. Các bác sĩ thường dùng kháng sinh tổng hợp vì họ không thể xác định rõ mầm bệnh cụ thể. Họ thường xuyên thay đổi thuốc kháng sinh cho bệnh nhân với mục đích là tăng hiệu quả sử dụng nhưng sự thật là ngược lại. Khi thuốc kháng sinh không được sử dụng đúng cách, chúng hoàn toàn thất bại trong việc tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh trong người bệnh nhân. Những vi khuẩn còn sót lại lúc này được tăng khả năng đề kháng.
Khi không có các phương tiện xác định loại kháng sinh nào để kê đơn, các bác sĩ phải dựa duy nhất vào phán đoán bệnh lý. Trong một số trường hợp, việc nâng cấp phương tiện và kỹ thuật cũng không hẳn giải quyết được vấn đề. Với các bệnh cần điều trị khẩn cấp, như viêm phổi, các bác sĩ không thể chờ kết quả xét nghiệm nguồn bệnh, mà cần chẩn đoán theo triệu chứng bệnh lý và kinh nghiệm.
Mặt khác, vấn đề phát sinh có áp lực tổng hợp từ hai phía: bệnh nhân chỉ rời trạm xá khi có đơn thuốc cho kháng sinh, và những cán bộ y tế sẵn sàng kê đơn loại thuốc này mà không có một điều tra y học cẩn thận hay chẩn đoán rõ ràng. Thực tế là bệnh nhân sẵn sàng lấy đơn thuốc từ các cán bộ y tế không có quyền kê đơn đã gây ra hiệu ứng “áo choàng trắng”. Thông thường, bất kỳ ai mặc áo choàng trắng làm việc tại một viện y học đều được coi là bác sĩ. Điều này rõ ràng gây ra nhiều nguy hiểm. Ở
Bên cạnh đó nhiều bác sĩ và dược sĩ lại “quá bận” để hướng dẫn liều dùng mà bệnh nhân nên uống, tình trạng trở nên trầm trọng hơn khi ở các vùng nông thôn, với cùng một liều thuốc như vậy, họ sẵn sàng sử dụng cho nhiều người, đủ mọi lứa tuổi. Mặc dù ngay cả những người có học nhất cũng biể rõ những nguy hiểm khi dùng thuốc không đúng liều nhưng họ vẫn dùng khi cảm thấy khỏe hơn.
Một chuyên gia Y tế công cộng – Zhan Shaokang, cho biết, ở Trung Quốc, nhiều bệnh nhân được trị bệnh lao ngừng uống thuốc ngay khi các triệu chứng biến mất. Ông cảnh báo rằng những kiểu sử dụng thuốc không đúng cách như vậy sẽ dẫn tới hiện tượng kháng thuốc.
Các bác sĩ Trung Quốc cũng đang đối mặt với một tình thế khó xử nữa. Các trợ cấp của chính phủ cho bệnh viện chỉ chiếm 10% tổng thu của họ, còn nửa thu nhập của bệnh viện là từ việc bán thuốc. Những lợi ích tài chính từ việc kê đơn thuốc kháng sinh khiến cho các bác sĩ của bệnh viện không khó khăn khi đặt bút kê đơn thuốc. Đặc biệt là khi họ nhận được % triết khấu lớn từ các nhà sản xuất.
Vào năm 2003, Cơ quan Dược phẩm và Thực phẩm Trung ương Trung Quốc đã cấm các nhà thuốc bán thuốc kháng sinh mà không có đơn của bác sĩ. Những nhiều nơi vẫn lách được luật cấm. Họ thuê bác sĩ về hưu viết đơn cho khách, mặc dù vẫn thường không có phương tiện để tiến hành xét nghiệm cần thiết. Càng ngày càng có nhiều người bán thuốc kháng sinh – họ như một nhà cung cấp thực phẩm.
Những lý do được kể ra là bệnh nhân không có đủ khả năng chi trả cho đơn thuốc được kê, thiếu hiểu biết về nguyên nhân gây bệnh và hạn chế tiếp cận với các nhà thuốc hay bệnh viện. Hay đối với dân ngụ cư, những người không có bảo hiểm y tế và bảo hộ lao động, việc nằm viện và bỏ việc đi khám bệnh có thể sẽ khiến họ mất việc. Hơn nữa, việc bán thuốc kháng sinh trong bệnh viện thường đắt hơn ngoài thị trường và bệnh nhan phải chờ lâu. Nhiều bệnh nhân yêu cầu cung cấp kháng sinh nhiều nhất có thể để họ tránh phải tới bệnh viện lần nữa để kê đơn lại.
Chính phủ Braxin cũng đang phải đấu tranh để duy trì kiểm soát việc bán thuốc kháng sinh. Ở các nước phát triển, các nhà thuốc giữ lại được tất cả các đơn thuốc mà họ cấp phát. Tuy nhiên, thuốc kháng sinh không nằm trong danh mục đó và việc bán kháng sinh không được ghi lại. Theo như Anvisa, Cơ quan giám sát y tế Quốc gia của chính phủ – có tránh nhiệm quy định việc bán thuốc ở Braxin, có một dự thảo đang chờ xét duyệt để đảm bảo những đơn thuốc này được nhà thuốc giữ lại, nhưng nó vẫn chưa được thông qua.
Một nguyên nhân góp phần không nhỏ, đó là vấn nạn thuốc giả. Nhiều loại là thuốc bị pha loãng từ thuốc thật, làm nguy cơ kháng thuốc thậm chí còn bị đẩy nhanh hơn – chất tác dụng trong thuốc có nồng độ quá thấp để diệt được vi khuẩn, khiến cho tính kháng thuốc phát triển.
Những nhà chức trách kiểm soát thuốc nói rằng nhãn trên thuốc giả giống thật đến nỗi khó mà phân biệt loại giả với loại thật. Cơ quan chức năng thì có quá ít nhân lực và trang bị để kiểm tra mẫu thuốc thường xuyên trên diện rộng.
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) sẽ cung cấp nhiều hơn nữa những hướng dẫn sử dụng kháng sinh cho các bác sĩ. Việc này bao gồm thiết kế một hệ thống kiểm soát các đơn thuốc kháng sinh không cần thiết của bệnh viện và tập huấn cập nhật các kiến thức về kháng thuốc kháng sinh mới nhất cho cả sinh viên và bác sĩ đang hành nghề. WHO cũng tìm cách cung cấp nhiều hướng dẫn về sử dụng kháng sinh cho Bộ Y tế Trung Quốc.
Hiện tượng kháng kháng sinh là một hiểm họa chung của nhân loại. Chúng ta không thể giải quyết vấn đề này một cách đơn thuần cục bộ được, mà phải tìm một giải pháp chung cho cả thế giới. Nhưng tất cả những điều vừa kể đều chỉ là ảo tưởng nếu không có một quyết tâm chính trị thật sự mạnh mẽ đi kèm… Đây không phải là chuyện đơn giản!