ThienNhien.Net – Các chiến dịch trồng cây xanh, gồm trồng lại hay trồng mới rừng, lâu nay được triển khai rộng khắp nhằm chống lại sự biến đổi khí hậu toàn cầu. Tuy nhiên, chúng ta cần hiểu đúng ý nghĩa của hoạt động này để không kỳ vọng quá nhiều so với thực tế. Dưới đây là một số nhận định và thông tin tham khảo:
Việc trồng cây không sẽ không giúp giảm phát thải khí nhà kính tại nguồn.
Điều này có thể ví với việc xuất hiện một căn bệnh mới. Trong khi xử lý các triệu chứng của những ca bệnh nhân hiện tại, người ta vẫn tiến hành đồng thời nghiên cứu để tìm ra một loại vacxin chống lại những trường hợp xảy ra trong tương lai. Điều mong muốn là vừa trồng cây xanh chúng ta vẫn thực hiện đồng thời các biện pháp công nghệ và thay đổi hành vi nhằm giảm phát thải.
Cũng nên chú ý rằng, trong những kế hoạch buôn bán phát thải hiện có và trong tương lai, không thể để những người gây phát thải ô nhiễm che lấp việc làm của họ bằng đền bù. Chẳng hạn như trong Kế hoạch buôn bán phát thải của Châu Âu (EU ETS) và sáng kiến Khí nhà kính ở vùng Đông Bắc Hoa Kỳ, việc sử dụng những đền bù chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ so với tổng phát thải, cụ thể là 3 đến 15%.
Cây xanh cần nhiều thời gian để chống lại sự thay đổi khí hậu?
Tuy vậy tỷ lệ hấp thụ cacbon trong cây cối phụ thuộc vào loài và vị trí. Các loài sinh trưởng nhanh trong vùng khí hậu nhiệt đới có thể thu giữ CO2 nhanh gấp nhiều lần so với vùng ôn đới. Qua một vòng đời 20 năm, những loài thích hợp trong điều kiện tốt có thể hấp thụ hơn 40.000 tấn CO2 trên một kilomet vuông. Do vậy một đồn điền 100 kilomet vuông có thể hấp thu 4 triệu tấn CO2 trong vòng 20 năm. Con số đó tương đương với việc lấy đi 50.000 xe ô tô khỏi đường phố trong suốt thời gian đó (dựa trên những phát thải hàng năm của xe ô tô loại trung và mức sử dụng của nó là 3 đến 4 tấn).
Ngay cả khi tính riêng các yếu tố khác làm giảm ảnh hưởng cacbon thực của việc trồng cây, như là các phát thải khí nhà kính từ phương tiện giao thông hay máy móc được dùng trong việc trồng cây và duy trì chăm sóc…. một đồn điền cỡ lớn sẽ tạo ra một đóng góp rất đáng kể cho vấn đề khí nhà kính.
Chứng chỉ cacbon từ các đồn điền cây không được kiểm tra thích đáng. Chứng chỉ tái trồng rừng là không đáng tin cậy bởi vì có ít kiểm tra về sự sinh trưởng cây cối hay kê khai chính xác về các chứng chỉ được tạo ra.
Đây là một phản bác có giá trị trong thị trường “tự nguyện” hiện nay, nhưng không phải là thị trường “tuân thủ đúng đắn”.
Trong thị trường tuân thủ đúng đắn, các chứng chỉ đền bù đạt được phải đáp ứng những đòi hỏi bắt buộc dưới Nghị định thư Kyoto hay các kế hoạch buôn bán phát thải cấp vùng hay quốc gia khác. Được sử dụng rộng rãi nhất là “Chứng chỉ giảm phát thải” (CER) theo cơ chế phát triển sạch (CDM). Và các điều kiện quản lý nào cũng yêu cầu các dự án có đủ chất lượng mới được cấp chứng chỉ, quan trắc chặt chẽ và kiếm toán cùng là điều kiện bắt buộc.
Thực tế, việc các dự án trồng rừng và tái trồng rừng được làm chậm lại so với các dự án công nghệ sạch là phổ biến, do cam kết trong Công ước khung của Liên Hợp Quốc về biến đối Khí hậu (UNFCCC) để đảm bảo rằng các nguyên tắc kiểm soát đo đạc và cấp chứng chỉ là tin cậy được.
Hơn thế, có một vấn đề khác trong thị trường “tự do”, nơi mà các tổ chức và cá nhân mua chứng chỉ cacbon để đền bù phát thải của họ bằng lựa chọn của riêng họ. Không có luật nào bắt buộc họ phải làm vậy, và do đó có sự thiếu hụt các tiêu chuẩn thông thường cũng như bỏ sót một vài điều chỉnh.
Trong khi các nhà cung cấp chứng chỉ tự nguyện thực sự tham gia để tăng cường các nguyên tắc kiểm tra và kế toán, còn có nhiều trường hợp tính toán chứng chỉ không hợp lý, bán các chứng chỉ không tồn tại, và tính lặp chứng chỉ. Sự thiếu hụt tính chắc chắn khiến cho những người mua chứng chỉ khó biết chắc rằng các dự án giảm phát thải có thực sự thực hiện và triển khai các cắt giảm đã hứa hẹn.
Tất nhiên là có một nhu cầu về việc tiêu chuẩn hóa mạnh hơn và nguyên tắc tốt hơn cho thị trường này để đảm bảo rằng “những kẻ thiếu thiện chí” không thể tồn tại ở đó. Nhiều nhà cung cấp chứng chỉ tự nguyện đồng ý về điều này. Các tiêu chuẩn được công nhận quốc tế đang xuất hiện hướng tới những mối quan tâm này và mang lại cho người mua chứng chỉ sự tin tưởng rằng họ thực sự nắm được giá trị tiền bạc mà họ bỏ ra.
Cây không tồn tại mãi mãi nên giá trị tác động tới khí hậu của nó cũng vậy. Không thể chắc chắn cây được trồng bao lâu để trưng thu cacbon trong mặt đất.
Việc thu khí cacbon qua cây trồng có một số nguy cơ. Cây có thể bốc cháy trong 1 vụ cháy rừng, chết do bệnh, vi khuẩn tấn công hay bị chặt bởi chính các giá trị kinh tế, tất cả không sớm thì muộn sẽ làm tụ khí CO2 vào bầu khí quyển. Điều này đã tạo nên một cuộc tranh cãi lớn và làm trì hoãn các dự án trồng cây gây rừng (A/R).
Tuy nhiên các dự án A/R cuối cùng đã được chấp thuận vào năm 2003, nhưng có những điều luật đặc biệt với tất cả các dự án CDM khác. Các điều luật A/R khá phức tạp song lại hiệu quả, các tín dụng phải được xác nhận 5 năm 1 lần. Nếu cây không tồn tại được, khi đó tín dụng không còn hiệu lực và phải mua thay thế. Ngược lại, tất cả các tín dụng CDM có hiệu lực mãi mãi ngay sau khi được ban hành. Không nhiều các dự án thị trường áp dụng mức độ nghiêm ngặt trong việc tính lượng cacbon như đã miêu tả bên trên. Vì vậy, để đảm bảo sự hấp thu cacbon dài hạn từ các dự án rừng trong sự tuân thủ nghị định thư Kyoto và các thị trường khí cacbon tự do, người mua chỉ nên sử dụng các nhà cung cấp đã đạt được những uy tín nhất định.
Chi phí dành cho đồn điền trồng cây sẽ được sử dụng tốt hơn để ngăn nạn phá rừng.
Chúng ta cần thực hiên cả 2 việc. Làm chậm và tạm ngưng vấn đề xoá sổ các khu rừng nguyên sinh là yếu tố rất quan trọng. Phá rừng là nguyên nhân chính thứ 2 của sự thoát khí gây hiệu ứng nhà kính sau các khí thải năng lượng, có tới 2 tỉ tấn CO2 được thải vào khí quyển mỗi năm, hơn nhiều lần so với tất cả các xe ô tô và xe tải trên toàn thế giới.
Nhiều ý kiến ủng hộ việc hỗ trợ một phần tài chính cho người dân ở các nước đang phát triển để họ không phá bỏ các khu rừng mưa nhiệt đới. Tuy thế, giải pháp đó chỉ mới sắp sửa tiến hành trong khi nạn phá rừng lại vẫn tiếp tục lan rộng. Cho đến khi các chướng ngại về chính trị và kỹ thuật được giải quyết, việc trồng rừng là giải pháp tốt đối với các vấn đề phá rừng đang được tiếp diễn. Về lâu về dài, giải pháp lý tưởng nghe có vẻ hợp lý đó là dùng cả 2 chiêu thức ngưng việc phá rừng và khuyến khích trồng rừng.
Việc giảm các khí thoát ra từ nạn phá rừng đã cho thấy tác dụng của việc bảo vệ các khu rừng mưa nhiệt đới. Đây là bằng chứng rõ ràng cho việc phát triển hệ thống thị trường tín dụng cacbon đóng vai trò then chốt với cả 2 yếu tố: cân bằng rừng – khí hậu, phá rừng – tái sinh rừng.
Các vùng đất trồng cây không tốt cho sự đa dạng sinh học và môi trường địa phương. Các đồn điền rộng lớn của những loài ngoại lai không tốt cho cây cũng như động vật bản địa và các khu rừng nguyên sinh đôi khi phải tự cắt giảm để tồn tại.
Điều này đúng trong việc vận hành trồng loại gỗ thương mại, nhưng không phải đối với tất cả các loại cây trồng, và không phải với các dự án được đầu tư tài chính tốt về sự thải cacbon nói riêng.
Yếu tố đầu tiên của lập luận này được đưa ra trong một yêu cầu đối với tất cả các kế hoạch trồng cây cân bằng khí cacbon, vì các kế hoạch này được tiến hành trên các khu đất đã từng được làm sạch và phân rã khí cacbon. Điều cần thiết là phải cung cấp bằng chứng chi tiết rằng khu đất đã được làm sạch trước năm 1990, khi ý tưởng đầu tư liên quan đến khí cacbon về tái sinh rừng lần đầu tiên xuất hiện, mới đủ tư cách làm tín dụng. Các tiêu chuẩn khác cũng yêu cầu có bằng chứng rõ ràng rằng lợi nhuận không dành hết cho những người có trách nhiệm làm sạch khu đất lúc ban đầu. Những điều này bảo đảm rằng tín dụng cacbon không cung cấp các động cơ phá rừng.
Điểm thứ 2 là sự chỉ trích hợp lý đối với khu đất trồng các loài cây lấy gỗ phát triển nhanh dùng để thương mại như bạch đàn, các loại gỗ thông mà chắc chắn có ảnh hưởng đến điều kiện sống của rừng tự nhiên.
Tuy nhiên, hầu hết các kế hoạch điều chỉnh cacbon bao gồm các tiêu chuẩn nghiêm ngặt đối với môi trường địa phương và các ảnh hưởng tới đa dạng sinh học. Các loài được chọn phải phù hợp với khu vực và nhiều kế hoạch yêu cầu có tỷ lệ cố định cây trồng là loài bản xứ hay tỷ lệ cố định đất được dành để phát triển rừng nguyên sinh. Từ khi các dự án được thực hiện tại các khu vực được phân rã , chúng đã làm tăng sức sống cho hệ sinh thái và đa dạng sinh học.
Điều đáng chú ý cuối cùng là 1 vài điểm không công bằng khi đánh giá các khu vực trồng gỗ thương mại đi ngược lại tiêu chuẩn của rừng tự nhiên. Điều này áp đặt 1 tiêu chuẩn cao hơn cho các nhà trồng cây không phải giống bản xứ để thương mại như lúa mỳ, ngô và quên đi lợi nhuận mà các khu rừng tự trồng đem lại.
Các đồn điền thường có ảnh hưởng xã hội tiêu cực: rất nhiều kế hoạch trồng rừng đều không tốt cho cộng đồng sống xung quanh, ví dụ như việc những người vận hành dự án sẽ phải trả lương phát sinh hay bắt 1 số người phải rời bỏ vùng đất của họ.
Tất cả các dự án trồng cây đặc biệt là tại khu vực đang phát triển, phải đảm bảo mức lương công bằng, quyền sở hữu đất phải được tôn trọng. Đó là quan điểm và yêu cầu đối với việc quản lý cũng như thiết kế dự án của cộng đồng địa phương. Lợi ích kinh tế – xã hội của dự án quan trọng hơn nhiều so với bất kỳ ảnh hưởng tiêu cực không thể tránh khỏi.
CDM và các kế hoạch cho các dự án cacbon tự nguyện bao gồm các tiêu chuẩn xã hội cũng như môi trường, và yêu cầu phải phân tích chi tiết, quản lý chặt chẽ để bảo đảm chúng sẽ được thi hành. Với các dự án CDM của nhà nước phải khẳng định rằng điều đó sẽ đóng góp vào các mục tiêu quốc gia cho sự phát triển xã hội, môi trường và kinh tế. Trong thị trường tự nguyện, việc ứng dụng mạnh mẽ và rộng rãi các tiêu chuẩn chung của dự án là cần thiết để đảm bảo với người mua rằng tín dụng cacbon của họ không tạo ra các chi phí xã hội ẩn.
Rừng có thể góp phần vào sự nóng lên của Trái đất.
Một nghiên cứu được tuyên bố năm 2006 cho biết, ngoài ảnh hưởng làm mát do hấp thụ khí CO2, rừng còn có các ảnh hưởng làm tăng nhiệt khác rất đa dạng tuỳ vào khu vực cây được trồng. Tại khu vực có khí hậu ôn hoà, tán lá của cây hấp thụ nhiều năng lượng mặt trời hơn các bãi cỏ và khu vực rộng rãi – những nơi người ta có xu hướng thay thế bởi cây lớn chậm, và nó cũng liên quan đến mức độ CO2 được thải ra khí quyển mỗi năm.
Đối với khí hậu nhiệt đới thì ngược lại, cây thường là các loài rậm rạp và thấp, vì vậy có ảnh hưởng ít hơn trong việc hấp thụ năng lượng mặt trời. Cây lớn nhanh, hấp thu CO2 cao và mức độ bay hơi nhiều làm tăng ảnh hưởng làm mát.
Nghiên cứu vì vậy đã kết luận rằng trong khi trồng cây tại vùng nhiệt đới có tác dụng làm mát thì tại các khu vực có khí hậu ôn hoà nó lại làm nóng lên.
Trong khi hoạt động trồng rừng vẫn tiếp tục, các dự án về khí cacbon có xu hướng tập trung tại các khu vực nhiệt đới – nơi mà tỷ lệ tăng trưởng nhanh hơn giúp hấp thu nhiều lượng cacbon nhất và vì vậy mức độ tín dụng cacbon tăng.
Một nghiên cứu khác được xuất bản vào năm 2006 bởi các nhà khoa học của Viện Max Planck (Đức) đã xác nhận việc khám phá ra cây thường thải khí Metan, 1 khí gây hiệu ứng nhà kính gấp 23 lần so với CO2. Vấn đề này đã khơi mào cho cuộc tranh luận mang tính quốc tế rằng, liệu cây trồng thực tế có làm tồi tệ hơn tình trạng nóng lên toàn cầu hay là giúp làm giảm nhẹ nó.
Các tác giả của nghiên cứu đã xác minh rằng tuy sự thoát khí Metan từ cây nhưng tỷ lệ thấp và lợi ích với khí hậu quan trọng hơn nhiều những tiêu cực. Lợi ích từ tái sinh rừng chỉ bị giảm từ 1-4% do khí Metan – theo như Frank Keppler, 1 trong các tác giả của nghiên cứu.
Hơn thế, vào 05/2007, các nhà khoa học của Viện nghiên cứu cây trồng quốc tế tại Wageningen, Hà Lan đã công bố kết quả nghiên cứu đã được kiểm nghiệm trong nhiều điều kiện khác nhau. Không có bằng chứng nào chứng tỏ tất cả lượng khí Metan thoát ra từ cây và cho rằng phát hiện về khí Metan của nghiên cứu ban đầu có thể xuất phát từ 1 nơi nào đó.
Từ các tranh luận trên trước thực tiễn trồng cây để làm giảm sự thay đổi khí hậu, nhiều nhà khoa học đã đưa ra nhận xét, không phải tất cả các hoạt động tái sinh rừng là tích cực, cũng không phải việc phát triển các đồn điền là sai lầm và không thể được cải thiện trong một vài khía cạnh.
Trồng cây là một hoạt động tích cực và khi chúng được thực hiện, chúng sẽ mang lại lợi nhuận bền vững cho khí hậu, cho môi trường xung quanh và người dân địa phươg. Và đầu tư tài chính là 1 công cụ có hiệu lực và có uy tín để đạt được những lợi ích này. Tuy nhiên không phải là điều dễ. Khi nền công nghiệp phát triển, sẽ có những sự đổi hướng sai và những sai lầm khó tránh khỏi và phải sẵn sàng chấp nhận những lời phê phán mang tính xây dựng.