ThienNhien.Net – Trong thời kỳ Eocene cách đây khoảng 40 triệu năm, Trái Đất ở trạng thái nhiệt độ cực kỳ cao, thậm chí không có băng ở hai cực. Liệu vùng nhiệt đới có quá nóng trong suốt thời kì này hay không? Mô hình khí hậu này có là một cảnh báo sớm cho hiện tượng nóng lên của Trái đất?
Hầu hết các số liệu về cổ khí hậu chỉ ra rằng, vùng nhiệt đới ở thời kỳ Eocene có nhiệt độ trung bình hằng năm từ 28 đến 33 độ C – nhiệt độ này không cao hơn nhiều so với nhiệt độ ngày nay là mấy. Tuy nhiên các dữ liệu được đo đạc chuẩn xác hơn gần đây đã cho thấy rằng nhiệt độ ở các đại dương đã có thể ở mức 41oC.
Nếu nhiệt độ vùng nhiệt đới thực sự đã đạt mức này, nó có thể giải quyết một vấn đề lớn mà các mô hình khí hậu hiện có, bao gồm cả những mô hình được Ủy ban Liên Chính phủ về biến đổi khí hậu (IPCC) sử dụng chưa khắc phục được.
Những mô hình này gặp khó khăn trong việc mô tả các loại hình khí hậu, mà theo như các dữ liệu về cổ khí hậu ở thời kì Eocence thì độ chênh lệch nhiệt độ giữa vùng nhiệt đới và các điểm cực là rất nhỏ.
Appy Sluis – nhà khoa học về khí hậu thuộc trường Đại học Utrecht ở Hà Lan, cho biết: “Những mô hình khí hậu theo kiểu của IPCC hiện tại không thể giải thích nổi sự chênh lệch nhiệt độ ở các thời kỳ. Hơn nữa, chúng thiếu cơ chế đối với các loại hình khí hậu nhà kính trong tương lai”.
Nếu vùng nhiệt đới thực sự nóng hơn ở thời kì Eocene thì đó chính là những dấu hiệu quan trọng cảnh báo cho sự thay đổi khí hậu trong tương lai vì hiện tượng tương tự có thể xảy ra một lần nữa.
Matthew Huber – người lập mô hình khí hậu của trường Đại học Purdue tại Lafayette (Ấn Độ) – nói rằng “ Nếu trường hợp này xảy ra thì chúng ta không thể trông cậy vào một “bộ ổn nhiệt” nào đó có thể giữ cho vùng nhiệt đới khỏi nóng lên.”
Ý thức được những mối nguy mang lại, Huber đang kêu gọi cần phải có nhiều chứng cứ thuyết phục hơn nữa để giúp cho việc xác định chắc chắn xem vùng nhiệt đới có thực sự nóng hơn ở thời kì Eocene hay không.
Một bằng chứng hùng hồn nhất đó chính là việc khám phá ra hiện tượng các loài thực vật chết đồng loạt trên diện rộng ở vùng nhiệt đới trong thời kì này.
Nếu các số liệu về khí hậu thời cổ đại là chính xác thì khi nhiệt độ bề mặt đại dương trong thời kì Eocene đạt mức đỉnh là từ 35 – 41oC thì nhiệt độ ở khu vực nhiệt đới lục địa sẽ tăng cao hơn 10oC. Ở nhiệt độ như vậy, thực vật sẽ chết đồng loạt.
Mặc dù vậy, việc tìm ra những chứng cứ về hiện tượng thực vật chết hàng loạt trong suốt thời kì Eocene không hề dễ dàng. Sluijs nói “Hầu như không còn bất cứ trầm tích nào của thời kỳ này còn sót lại ở vùng nhiệt đới lục địa.”
Huber cũng công nhận như vậy, tuy nhiên ông đề nghị nên tìm kiếm diệp thạch tại vùng trung tâm Châu Phi và Brazil, sau đó so sánh thời kì cuối Paleocene (cách đây khoảng 65 đến 55 triệu năm) với thời kì sau đó – thời kì nhiệt cực Đại Cổ Thủy Tân (PETM).
Ông cho biết “Thực vật sẽ hiện diện ở cuối thời kì Paleocene (khi khí hậu lạnh hơn) và biến mất ở thời kì PETM sau đó.”