Tiếng nói của sự đói nghèo

ThienNhien.Net – Nghèo đói là gì? Đó là việc một người phụ nữ phải chứng kiến đứa con trai của mình chết do sốt Dengue bởi vì cô ấy không có tiền để thuê taxi đưa con tới một bệnh viện gần đó. Đó là việc một người đàn ông tiếp tục chặt phá rừng bất hợp pháp bởi vì ông ấy cần tiền trang trải cho bữa ăn gia đình. Đó là việc một người phụ nữ bị nhiễm HIV/AIDS từ người chồng do anh ta phải rong ruổi dọc theo biên giới để bán sức lao động của mình. Đó chính là đứa trẻ đến tuổi mà không được đến trường. Và nếu đến trường thì có tác dụng gì khi chúng đã phải nhịn đói mấy bữa liền.

Mới đây, Cơ quan nguồn lực phát triển Campuchia (CDRI) đã hợp tác với Cơ quan thống kê quốc gia của nước này, thực hiện một cuộc nghiên cứu về sự nghèo đói ở vùng nông thôn, với tiêu đề “Chúng ta lúc nào cũng sống trong nỗi lo lắng”, được hỗ trợ tài chính bởi Quỹ hợp tác giảm đói nghèo (PRCF), của Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB).

Nghiên cứu đã truyền tải được tiếng nói thực sự của người dân và phản ánh thực trạng đời sống của họ, đặc biệt là cảnh sống của những người nghèo ở 24 ngôi làng thuộc vùng Tonle Sap – hồ nước ngọt lớn nhất Đông Nam Á. Tại đây, người người dân kiếm sống chủ yếu dựa vào trồng trọt và đánh cá. Mặc dù các nhà chức trách ở Campuchia luôn quan tâm đặc biệt tới vùng này, thậm chí còn đóng góp trực tiếp hoặc gián tiếp vào cách kiếm sống của người dân nơi đây, nhưng tỷ lệ nghèo đói ở vùng hạ lưu Tonle Sap luôn cao tới 80%.

Thực tế đáng buồn

Nghiên cứu đã truyền tải được tiếng nói thực sự của người dân và phản ánh thực trạng đời sống của họ, đặc biệt là cảnh sống của những người nghèo ở 24 ngôi làng thuộc vùng Tonle Sap – hồ nước ngọt lớn nhất Đông Nam Á. Tại đây, người người dân kiếm sống chủ yếu dựa vào trồng trọt và đánh cá. Mặc dù các nhà chức trách ở Campuchia luôn quan tâm đặc biệt tới vùng này, thậm chí còn đóng góp trực tiếp hoặc gián tiếp vào cách kiếm sống của người dân nơi đây, nhưng tỷ lệ nghèo đói ở vùng hạ lưu Tonle Sap luôn cao tới 80%.

Qua các báo cáo của nghiên cứu, những mô tả thực tế đời sống của người dân ở vùng nông thôn Campuchia đã cho thấy nhiều vấn đề đáng lo ngại. Đó là nghèo đói và dịch bệnh.

Nguồn nước bị nhiễm bẩn là hiện trạng điển hình ở các khu làng. Hậu quả là dịch bệnh xuất hiện, người dân trong làng thường bị ốm và mắc các bệnh như tiêu chảy, dạ dày, viêm da…, đặc biệt là những người phụ nữ thường mắc các bệnh phụ khoa.

Và khi mọi người ngã bệnh, hầu như những nơi chăm sóc sức khỏe thì không đáng tin cậy, xa xôi và đắt đỏ. Để có được thuốc điều trị, họ phải tốn khá nhiều tiền cho việc khám bệnh hay các dịch vụ y tế.

Nhiều chiến lược phát triển bền vững, giảm đói nghèo cho các khu vực này đã được đề xuất. Nhiều chương trình cải thiện điều kiện sống cho các gia đình nghèo đã được chính phủ Campuchia khởi xướng. Nhưng những kế hoạch đó tưởng chừng khả thi lại xem ra không phù hợp với điều kiện thực tế.

Bằng chứng cho thấy, việc trợ cấp thuốc men, thực phẩm cho người dân ở những vùng xa phải trải qua một quãng đường dài, tốn khá nhiều thời gian cũng như nhân lực. Thuốc men, thự phẩm đến nơi thì quá hạn và người bệnh cũng đã quá nặng. Hay như ở vùng Tonle Sap, người dân được cơ quan y tế hỗ trợ phương tiện đi lại là chiếc xuồng máy để phục vụ việc khám chữa bệnh, thế nhưng xuồng máy có động cơ rất lớn và tiêu tốn nhiều nhiên liệu. Trong khi đó, người dân không có đủ tiền để chi trả. Do đó, mọi nỗ lực hỗ trợ cho những người dân nghèo dường như bằng không.

Sự tồn tại rời rạc

Có thể nói những gì thu nhận được thông qua cuộc nghiên cứu này là tiếng chuông báo động về điều kiện sống của một bộ phận người nghèo khó. Đó là sự tồn tại rời rạc, yếu ớt của những ngôi làng cách xa thành phố cả về địa lý và sự phát triển. Cuộc sống của họ là một thảm cảnh. Ví như nhiều gia đình sống chung trong toa hành khách của một con tàu bị bỏ lâu ngày, hay một góa phụ ở ngôi làng Kampong Thkoul luôn giữ bên mình cái lưới đánh cá bởi vì đó là thứ duy nhất để bà kiếm sống, mất nó có nghĩa cuộc sống của bà không tồn tại.

Những phận người nghèo khó đó, họ không có gì để dựa vào trừ đất đai, vì thế khi họ phải đối mặt với bất cứ vấn đề khó khăn gì như những mối lo về sức khỏe thì họ phải bán đất, đó là cách duy nhất để họ sống sót. Và rồi họ không còn gì để dựa vào mà sống, khó khăn lại chồng khó khăn, hậu quả là nghèo đói, nguy cơ dịch bệnh cùng nhiều tệ nạn khác rình rập…

Nghiên cứu cũng cho thấy, trong hoàn cảnh sống như vậy, những người phụ nữ thường gặp khó khăn hơn những người đàn ông. Việc chăm sóc y tế và giáo dục thì ít có khả năng tiếp cận hơn đối với những người phụ nữ nghèo, họ thường là nạn nhân của bạo lực gia đình và bị lây truyền HIV/AIDS qua những người chồng của họ.

 
Những chính sách cộng đồng dường như không đến được với những người dân nghèo ở khu vực Tonle Sap. (Ảnh: AFP).

Và những câu chuyện khủng khiếp

Cuộc sống nghèo đói, khó khăn, ít được tiếp cận với nguồn thông tin đã tạo ra một hệ quả khác nữa, đó là bạo lực gia đình. Thật khủng khiếp khi bạo lực gia đình đang là vấn đề nổi cộm ở hầu hết các ngôi làng nghèo. Tại làng Kouk Trach, có đến 90% gia đình trong làng xuất hiện tệ nạn này.

Điều này thường hay xảy ra trong những gia đình nghèo, ở đó những người đàn ông thường hay chơi cờ bạc và rượu chè. Họ thường trở về nhà khi chơi cờ bạc hết sạch tiền hay trong trạng thái say xỉn, và sau đó thì họ đánh vợ con mình. Trong khi đó, những người phụ nữ bị cưỡng bức và bạo lực lại có rất ít hoặc không có sự đền bù hợp pháp hay sự bênh vực của xã hội. Hầu hết các vụ án cưỡng bức đã được xét xử một cách dễ dàng.

Một người phụ nữ ở làng Plov Loung đã kể lại câu chuyện của mình: “Bạo lực xảy ra khi chồng tôi uống rượu say và ghen tuông với tôi. Anh ta luôn luôn lăng mạ và mắng mỏ tôi.Đôi khi anh ta ép buộc cô ấy phải quan hệ tình dục với mình. Nếu tôi từ chối, anh ta sẽ kết tội tôi ngoại tình”.

Những câu chuyện như thế diễn ra không ít ở các ngôi làng, chúng phản ánh thực trạng mất cân bằng xã hội nghiêm trọng, nếu tiếp diễn nó sẽ tạo ra sự tuyệt vọng cho đại bộ phận những người phụ nữ. Đây là vấn đề mà nghiên cứu đã đề cập khá sâu, giúp các nhà chính sách đưa ra hướng giải quyết, thay đổi luật pháp phù hợp.

Vòng quay của sự tuyệt vọng

Nghèo đói và tuyệt vọng, những người dân đã tìm mọi cách để tồn tại, dù đó là hành vi bất hợp pháp. Dùng xung điện để đánh bắt cá hay chặt phá rừng và kể cả bán sức lao động của mình cho những đầu nậu khai thác gỗ…., miễn sao có tiền để sống.
Khoảng cách lại tiếp nối khoảng cách, chính những người dân của vùng Tonle Sap cho biết, họ hầu như không thể tiếp cận với nền giáo dục, chăm sóc sức khỏe là một vấn đề lớn, và cơ sở hạ tầng không được cải tạo. Để tìm cách thoát khỏi nghèo đói, những dân làng đã phải gửi con cái của họ đi làm việc ở nước láng giềng Thái Lan với tiền công dưới 2$ một ngày hay chỉ bằng một nửa số đó ở ngay chính trong Campuchia.

Nỗi sợ hãi là khi vòng quay của sự tuyệt vọng này sẽ tiếp tục ở vùng hạ lưu Tonle Sap, ngay cả khi tăng trưởng kinh tế dựa vào du lịch.

Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, các chính sách cộng đồng đã không được thực hiện một cách đúng mức, bởi chính quyền địa phương thường hay đối lập với mục tiêu chính sách, thông tin tới người dân thường bị sai lệch và kém chất lượng, nhà cầm quyền thì mơ hồ, sự đe dọa của các nguồn bạo lực và một vài công dân bất hợp tác.

Qua đó, cho thấy những thách thức đối với những nhà làm chính sách, yêu cầu họ phải tăng cường những chiến lược có tính bền vững, giảm nghèo nhằm giúp cho sự phát triển kinh tế và xã hội. Và cách tốt nhất để thực hiện điều này, đó là chính phủ, các nhà từ thiện và các tổ chức phi chính phủ cần phải chú tâm lắng nghe tiếng nói của sự đói nghèo.