Các nhà nghiên cứu ở trường Đại học Nottingham đang sử dụng vi khuẩn, cùng với các kỹ thuật lọc màng mỏng gần đây nhất để cải thiện và tinh chỉnh công nghệ làm sạch nước.
Những sinh vật đơn bào này ăn những chất ô nhiễm có mặt ở trong nước, cho dù nó đã được xử lý trước khi đem sử dụng trong ngành công nghiệp, hoặc thậm chí để uống.
Tiếp đó, nước được lọc qua những màng xốp, có chức năng như một chiếc rây phân tử. Tuy nhiên, những lỗ ở chiếc rây này có kích thước cực nhỏ, một số trong đó chỉ cỡ vài nano. Kích thước lỗ có thể nằm trong khỏang từ vài chục micron tới 1 nanomet.
Những công nghệ này có thể được phát triển thành những quy trình để tối ưu việc sử dụng nước, hoặc là trong hệ thống công nghệp, hoặc là để cung cấp nước uống cho những vùng khan hiếm nước.
Công trình này là do Nidal Hilal, Giáo sư về kỹ thuật quy trình và hóa chất ở Trung tâm công nghệ nước sạch lãnh đạo. Đây là một trung tâm nghiên cứu hàng đầu thế giới về phát triển các công nghệ xử lý nước tiên tiến.
Công nghệ màng mỏng hiện nay được sử dụng trong các quy trình xử lý nước có thể giảm hiệu quả theo thời gian, vì các màng bị bít kín bởi các chất ô nhiễm . Nhờ sử dụng quá trình sửa chữa sinh học (bioremediation), các màng có thể làm sạch trong một hệ thống kín mà không cần phải tháo màng để đưa ra ngoài. Các nhà nghiên cứu đã phát triển công nghệ này với đối tác là Công Cardev International, một công ty lọc dầu ở Harrogate.
Cũng hiệu quả cao như trong quy trình xử lý nước, trong việc chuyển hóa nước thải công nghiệp bị ô nhiễm bởi các kim lọai và dầu mỡ, các màng siêu lọc có một ảng hưởng phụ hữu ích. Các sản phẩm thải ra có giá trị calo rất cao, và có thể được dùng làm nhiên liệu.
Các màng lọc nano và siêu lọc cũng đang được sử dụng trong công trình được tài trợ bởi Trung tâm nghiên cứu khử mặn Trung Đông, nhằm biến nước biển thành nước ngọt.