ThienNhien.Net – Nhiều nơi ở Đông Nam Á, hạn hán khiến người nông dân thiệt hại sản lượng tới 6/10 vụ. Hiện nay ngô chịu hạn đang tới với nông dân ở nhiều vùng, đó là nhờ vào một dự án của Trung tâm Cải thiện Ngô và Lúa mì Quốc tế (CIMMYT).
“Chúng tôi đã đưa ra nhiều giống lai sử dụng sinh chất mầm, nhờ nó chúng tôi đã tạo ra những giống lai tốt cho người nông dân và có tác động lớn tới thu nhập hay sự phát triển”, theo lời Fan Xingming, một người gây giống ngô và là Tổng giám đốc Viện Cây lương thực, Viện Khoa học Nông nghiệp Vân Nam (YAAS), Trung Quốc.
Ngô ngày càng quan trọng ở Đông Nam Á, vừa là lương thực chủ yếu vừa là thức ăn cho động vật. Ngô được trồng và tiêu thụ bởi rất nhiều người nông dân nghèo, thường trong những vùng dễ xảy ra hạn hán nghiêm trọng. Ở đó những vụ thu hoạch cũng bị tổn hại bởi dịch bệnh và đất đai cằn cỗi.
Với suy nghĩ về những người nông dân đó, Mạng lưới Ngô Châu Á (AMNET), được tài trợ bởi Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB), do CIMMYT đứng đầu, hoạt động từ tháng 03/2005 tới tháng 10/2008, đã tụ họp các nhà khoa học từ 5 quốc gia Đông Nam Á – Trung Quốc, Inđônêsia, Phillipine, Thái Lan và Việt Nam – để phát triển và phân phối giống ngô chịu hạn.
Nguyên liệu và điều kiện gây giống tốt nhất
Đối với những người tham gia AMNET, hai nguồn đầu vào quan trọng là sinh chất mầm chịu hạn do CIMMYT cung cấp và ngân sách cho việc thiết lập, mở rộng và tăng cường các điều kiện kiểm tra tính chịu hạn ở năm nước.
Dự án đã cho kết quả những giống đầu tiên vừa ra đời và còn nhiều giống khác đang chuẩn bị. Chẳng hạn ở Inđônêsia, 5 giống lai chịu hạn (kết hợp giống của Inđônêsia, CIMMYT và Thái Lan, và 10 giống được thụ phấn tự do) được phát hiện là thích nghi tốt với điều kiện hạn hán bằng khả năng kiểm tra mới. Chúng đang được thử nghiệm trong nhiều môi trường khác nhau nhằm chọn ra loại tốt nhất để phân phối trên cả nước vào năm 2009.
“Thông qua AMNET, CIMMYT đã cung cấp những giống mầm tuyệt vời. Với những dòng đặc biệt này, chúng tôi có thể tạo ra những giống lai chịu hạn tốt hơn. Hy vọng hạt giống sẽ được cung cấp với giá hợp lý – vì hầu hết những người nông dân Inđônêsia vẫn chỉ có thu nhập thấp, dưới mức trung bình”, theo lời Sri Sunarti, người gây giống ngô với Viện Nghiên cứu Ngũ cốc Inđônêsia.
AMNET cũng đã tạo mối quan tâm lâu dài cho các thành viên. “Chúng tôi chưa thực sự chủ động với việc nghiên cứu này do thiếu ngân sách chính phủ. Nhờ dự án này chúng tôi đã làm việc với những nguyên liệu chịu hạn của CIMMYT. Bây giờ chúng tôi đang nghiên cứu việc chịu hạn, và sẽ không làm cái gì khác. Mặc dù dự án sẽ kết thúc năm 2008 này, chúng tôi vẫn sẽ kiểm tra tính chịu hạn như là một phần việc định kỳ của chương trình gây giống”, Giám đốc chương trình ngô ở Phillipin Artemio Salazar nói.
Xúc tiến quan hệ và chia sẻ kinh nghiệm
Quan trọng không kém những tiến bộ cụ thể trong trồng trọt chính là việc nâng cao năng lực cho những người tham gia AMNET và những mối quan hệ mới được tăng cường giữa họ. “Không chỉ tôi mà mọi thành viên đểu hiểu thêm về những nhà nghiên cứu ở các nước khác”, Salazar nói. Ông biết rằng làm phong phú thêm kiến thức và tầm nhìn không thể đánh giá bằng tiền, và điều đó cũng không thể có được nếu chỉ ở trong viện nghiên cứu hay trên những cánh đồng.
Ở bất cứ nơi đâu, AMNET cũng tiên phong tăng cường quan hệ đối tác với các nước thành viên khác. Inđônêsia và Phillipin thì có môi trường nông nghiệp tương tự nhau nên họ đang theo đuổi việc cộng tác để thu thập số liệu quanh năm – bởi mùa khô và mùa mưa xen kẽ ở hai nước này cần tính đến việc kiểm chứng liên tục. Những chuyến tham quan trao đổi cũng rất quan trọng. Sunarty cho biết, những chuyến thăm của các nhà nghiên cứu Inđônêsia giúp họ học hỏi cách tiến hành nghiên cứu và trở về áp dụng công nghệ tiên tiến ở nước mình.
AMNET cũng tạo ra các chương trình đào tạo trong nước cũng như quốc tế. Ở trong từng nước thì có khóa đào tạo cho những nhà nghiên cứu địa phương và những công nhân mở rộng với nội dung nuôi trồng, kiểm tra và sản xuất các giống chịu hạn, hay hỗ trợ sinh viên, thử nghiệm có sự tham gia của nông dân và kiểm nghiệm giống, đi thực địa, và các chương trình tập huấn cho nông dân – giúp họ có kiến thức tốt và sản xuất hiệu quả hơn.
Ở cấp độ quốc tế, những hội thảo tạo ra diễn dàn để tập huấn và chia sẻ kinh nghiệm. Với các dự án có trọng tâm thiết thực, hội thảo đã dựa trên hiểu biết và ghi chép những tác động rộng rãi của công tác giảm nghèo và an ninh sinh kế tiến hành trong AMNET, chủ trì bởi chuyên gia đói nghèo của CIMMYT – Jonathan Hellin. Nhóm đã thảo luận những cách thiết thực để nắm bắt được tác động từ mọi khía cạnh của dự án, về giống mầm, đào tạo hay mối quan hệ mới, ở tất cả các cấp độ của quá trình từ việc đem giống ngô tới cho người nông dân và tới tận người tiêu dùng.
Sunarti cho biết ông đã thay đổi hoàn toàn quan điểm. ”Tôi thực sự muốn học hỏi nhiều hơn nữa và đem những gì mình làm được để giúp xóa nghèo. Bức tranh lớn kết hợp việc gây giống và xóa nghèo đã đem lại cho tôi một viễn cảnh mới mẻ”.
Melicio Maghanoy, nhà nông học của Đại học Philippin và là người lần đầu tiên tham gia AMNET cũng chia sẻ cảm nghĩ “Hội thảo như một động lực cho tôi, một người gây giống. Trước kia tôi ít để ý đến các ảnh hưởng, nhưng bây giờ tối đã được khuyến khích để thấy những gì tôi đang làm thực sự giúp những người nông dân thế nào”.
“Chúng tôi xây dựng dựa trên thành công trong các giống ngô chịu hạn ở châu Phi và mang lại lợi ích cho châu Á”, Giám đốc liên kết của Chương trình Ngô toàn cầu của CIMMYT – Kevin Pixley nói.