ThienNhien.Net – Hiện nay, không riêng gì ở Mỹ, hầu hết chất thải từ động vật được sản xuất tại nhà máy ở các trang trại tràn lan ra đất một cách bừa bãi. Nó đe doạ dến nguồn nước uống, vì các chất trong rác thải động vật thường ngấm vào nguồn nước ngầm hay sông hồ và sẽ làm giảm lượng khí oxi trong hệ sinh thái môi trường nước. Mới đây, một bản báo cáo về sản phẩm vật nuôi đã đưa ra yêu cầu phải xem xét kỹ lưỡng về các loài vật nuôi để có thể đối phó với nguy cơ lượng chất thải tăng lên, đồng thời xử lý hiệu quả chất thải từ động vật.
Một người dân ở Tây Bắc Iowa, bà Jayne Clampitt đã phàn nàn về những loại khói độc bốc ra từ hơn một triệu gallons phân lợn tích trữ trong trang trại nhà hàng xóm. Bà không dám phơi quần áo ngoài trời, con bà thì tránh xa dòng suối gần đó và bà đang rất lo lắng liệu nguồn nước có bị ô nhiễm bởi các loại chất độc này không.
Về vấn đề xử lý chất thải động vật, Hội đồng khoa học Mỹ cũng đề nghị chấm dứt những hoạt động nông nghiệp đang ảnh hưởng đến vùng nông thôn như nơi bà Clampitt ở và có những tác động tiêu cực đến an toàn thực phẩm, sức khoẻ cộng đồng, an toàn vật nuôi và môi trường sinh thái trên toàn thế giới.
Hầu hết chất thải từ động vật được sản xuất tại nhà máy ở các trang trại tràn lan ra đất một cách bừa bãi, bản báo cáo nói như vậy. Hơn nữa nó còn đe doạ dến nguồn nước uống, các chất trong rác thải động vật thường ngấm vào nguồn nước ngầm hay sông hồ và sẽ làm giảm lượng khí oxi trong hệ sinh thái môi trường nước.
“Có sự khác nhau về luật lệ giữa các quốc gia, thiếu các quy định, hay thiếu sư giám sát. Loại chất thải này không được xử lý và hiếm khi có trường hợp ngoại lệ.”, chủ trì hội đồng và nguyên tổng đốc chính phủ John Carlin đã phát biểu.
Mới đây, một báo cáo về sản phẩm vật nuôi cho rằng, một trong những hậu quả nghiêm trọng không lường trước được của các nhà máy trong trang trại là tăng nguy cơ đe doạ đến sức khoẻ cộng đồng. Những công nhân làm việc ở trang trại và những vùng lân cận bị ảnh hưởng trực tiếp bởi chất thải động vật sẽ tăng nguy cơ mắc các bệnh về đường hô hấp, trong đó có bệnh suyễn.
Philip Lobo, giám đốc liên lạc của Tổ chức nông nghiệp chăn nuôi – một Tổ chức thương mại công nghiệp thực phẩm, đã phản đối đánh giá của bản báo cáo về tình hình chất thải hiện nay. “Chúng tôi không tha thứ cho bất kỳ hành vi xấu xa nào, điều đó hoàn toàn là vô trách nhiệm. Sẽ là sai lầm khi hành động cho bản thân họ và những người xung quanh,” ông nói.
Nhưng theo báo cáo, thì trong suốt vài thập kỷ qua, Mỹ đã phát triển ngành sản xuất thực phẩm trong điều kiện vật nuôi ở những trang trại rộng lớn hơn. Kết quả là, các vấn đề về rác thải động vật đã nhanh chóng phát triển, các loại bệnh truyền nhiễm từ những loại thuốc bảo vệ động vật lan rộng.
Khi lượng thực phẩm tiêu thụ trên thế giới tiếp tục tăng, những vấn đề về rác thải động vật ở các trang trại có thể sẽ phát triển rộng rãi trên khắp thế giới. “Có những tác động tiêu cực khủng khiếp nếu như chúng ta không hành động”, Fedele Bauccio, một thành viên của hội đồng và uỷ viên ban chấp hành Công ty quản lý Bon Apetitt, nguồn cung cấp thực phẩm cho các nhà hàng.
Hội đồng bao gồm 15 nhà khoa học, chính trị gia và các thành viên hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp, đã đề ra 5 yêu cầu đối với vấn đề này. Đó là: ngưng dần các hệ thống kìm hãm, cấm những loại thuốc kháng sinh cho động vật mà không có chẩn đoán bệnh, thi hành chương trình quốc gia về phòng chống bệnh cho động vật, thi hành luật liên bang hợp nhất và tăng ngân sách cho việc nghiên cứu. Bản báo cáo cũng yêu cầu cần có sự cải cách những quy định về chất thải từ động vật, thay thế những hệ thống chắp vá, cứng nhắc và thất thường đang được thi hành hiện nay.