Những dặm đường xa

ThienNhien.Net – Trong những năm gần đây, lượng thông tin về môi trường và các chủ đề bảo vệ thiên nhiên đến với công chúng ngày càng nhiều. Những thông tin nóng hổi về các đề tài môi trường xuất hiện với tần suất dày hơn trên các phương tiện thông tin đại chúng. Sự thay đổi tích cực của nhận thức xã hội về bảo vệ môi trường có sự đóng góp rất lớn của báo chí. Nhân ngày Báo chí Việt Nam (21/06), ThienNhien.Net xin giới thiệu một số hoạt động tác nghiệp hiện trường về báo chí môi trường thay cho những lời chúc tốt đẹp nhất đến với các nhà báo.

Với các nhà báo viết về môi trường và thiên nhiên thì không thể thiếu những chuyến điền dã dài ngày. Mỗi chuyến đi là một “phong vị” riêng, đem lại một cảm nhận riêng với nhiều kỷ niệm. Biên tập viên Trần Hải của ThienNhien.Net ghi lại một vài hình ảnh đáng nhớ từ những chuyến đi cùng các nhà báo trên những nẻo đường tổ quốc.

doibao
Một chuyến đi mới lại bắt đầu. Đoàn lại rục rịch lên đường – chỉ có khác chăng là phương tiện đi lại. Miền sông nước Tây Nam Bộ thì ta sẽ đi ghe, đò, ca nô…

doibao
Còn miền núi, đồng bằng thì lại “bon bon” trên những chiếc xe. Tôi nhớ chuyến đi thủy điện Hương Sơn (Hà Tĩnh) và chuyến đi “thăm” các khu làng tái định cư tại Quảng Nam đầy ắp kỷ niệm. Đỉnh Hương Sơn chót vót trên cao bên cạnh dòng Nậm Sốt. Mưa lũ vừa qua đi, đường trơn toàn bùn đá – đi đến đâu xe trượt bánh tới đó. Đoàn đành đi bộ, càng leo lên cao sương mù giăng dày hơn, mưa phùn lạnh cóng.

Chuyến đi miền Tây Quảng Nam cũng để lại nhiều ấn tượng. Cũng tình trạng mưa lũ, nền đất kém, đường sạt lở đầu nắng đầu mưa ngoắt ngoéo quanh co. Đọng lại là một cảm giác buồn và nhiều câu hỏi khi đến với những khu tái định cư của các công trình thủy điện. Đồng bào dân tộc thiểu số bao đời sống dựa vào rừng nay chuyển về những khu nhà tái định cư san sát như phố. Liệu họ có quen được với cuộc sống mới, có đảm bảo được sinh kế khi nơi sản xuất chưa ổn định, có giữ gìn được những nét bản sắc độc đáo của dân tộc mình? Liệu mai này có còn điệu lý Cơ Tu – như cách một nhà báo đã đặt câu hỏi.

doibao
Nghề báo có lẽ là “vô địch” về phạm vi hoạt động và đối tượng tiếp xúc. Họ có thể nay đây mai đó, ngủ đường, ngủ rừng, ngủ khách sạn. Lúc lên núi, lúc lại xuống bể, tiếp xúc với đủ thành phần trong xã hội. Ảnh: nhà báo Hữu Phúc đang trò chuyện với một người phụ nữ dân tộc Ca Dong (tại Quảng Nam) không nhớ nổi tên mình.

doibao
Tiếp xúc với đồng bào dân tộc thiểu số đôi khi cũng gặp nhiều khó khăn bởi khoảng cách ngôn ngữ, khoảng cách văn hoá. Các nhà báo phải nỗ lực hết mình để khoảng cách đó ngắn lại. Ảnh: nhà báo Thanh Minh (trái) và nhà báo Nguyễn Hoàng (phải) đang phỏng vấn người dân tái định cư tại Quảng Nam.


… và lắng nghe “tâm tư” của những người dân nghèo sống lênh đênh nơi miền sông nước. Ảnh: nhà báo Nhật Hồ (áo nâu) và Duy Nhân (áo trắng) tiếp xúc với người dân tại huyện Phú Tân, tỉnh Cà Mau.

doibao
“Tôi ao ước được ra viếng lăng Bác Hồ lâu lắm rồi” – Đó là mong ước lớn nhất của chú Sáu (huyện Thới Bình, tỉnh Cà Mau). Chú nhất quyết “đòi” đọc bài thơ chú viết về nỗi niềm luyến tiếc khi chưa được ra thăm Hà Nội cho chúng tôi nghe.

doibao
Người nông dân ở nhiều nơi vẫn còn khó khăn vất vả. Vấn đề quản lý, sử dụng tài nguyên thiên nhiên bền vững nhằm mang lại lợi ích nhiều hơn cho người nông dân vẫn là câu hỏi cần lời giải đáp. Ảnh: nhà báo Hoàng Thiên Nga trò chuyện với người dân tại huyện Lương Sơn (tỉnh Hoà Bình). Gia đình người phụ nữ này được nhận đền bù thu hồi đất ở, đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp từ dự án sân golf. Thế nhưng, một khi người nông dân không còn tư liệu sản xuất, giải quyết vấn đề sinh kế cho họ sẽ như thế nào?

doibao
Dân có cái khổ và chính quyền cũng có cái khó – chỉ khi gặp gỡ trao đổi với họ mới thấy hết được điều đó. Ảnh: nhà báo Đỗ Doãn Hoàng, nhà báo Trung Kiên và nhà báo Thuý Bình đang phỏng vấn một cán bộ tỉnh Đăk Nông.

doibao
Nghèo đói là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến mất rừng. Một cái nhìn khắc khoải nơi cánh rừng Tây Nguyên.


Đoàn nhà báo điền dã bên cánh rừng trơ trọi nơi miền Trung nắng gió.

doibao
Đến rừng thiêng Yên Tử cũng không “yên phận”. Ảnh: nhà báo Trung Hiền thấm mệt sau nhiều giờ liền để lặn lội vào rừng cùng các đồng nghiệp.

doibao
Nhóm điền dã trên công trình thuỷ điện vẫn còn dở dang sau nhiều năm thi công – công trình thuỷ điện Hương Sơn (tỉnh Hà Tĩnh).


Một vài chân dung

doibao
Ảnh: Nhà báo Hoàng Quốc Dũng (áo xanh bên phải) tại hiện trường. Ngày 05/06 vừa qua, ông đã được trao tặng giải thưởng “Tiên phong truyền thông” của tổ chức Internews với phóng sự điều tra lật tẩy đường dây buôn lậu khỉ đuôi dài trái phép. Ông cũng là một trong những người sáng lập ra Diễn đàn Nhà báo Môi trường Việt Nam (VFEJ).

doibao
Để có được những tư liệu xác đáng, những hình ảnh bằng chứng sống động, nhiều nhà báo đã không quản khó khăn, hiểm nguy. Ảnh: nhà báo Vũ Công Điền đang miệt mài chụp những súc gỗ mà lâm tặc vừa cho trâu kéo ra gần ven đường Hồ Chí Minh (đoạn thuộc tỉnh Quảng Nam).

doibao
Nhà báo trẻ Thuý Bình đầy nhiệt huyết – đi và viết hết mình.

doibao
… hay một Đỗ Doãn Hoàng (áo xanh) với những bài viết đầy lửa.

doibao
… Nguyễn Hoàng đầy sắc sảo và lý luận

doibao… Tiến Hưng vui tính nhưng cực kỳ nghiêm túc trong công việc

doibao
… Duy Nhân khảng khái và trầm trong đời thường nhưng không hề “trầm” trên trang viết.

doibao
… Nhật Hồ giản dị và sâu sắc từ trong đời thường đến trong các phóng sự của anh.

 
doibao
Ảnh: nhà báo Tấn Sỹ bên lề cuộc hành trình đến một số khu tái định cư các công trình thuỷ điện tại Quảng Nam.

Còn có rất nhiều nhà báo vẫn âm thầm và lặng lẽ với những cuộc hành trình mới để đem thông tin nóng hổi từ mọi nẻo đường của đất nước đến với độc giả. Không thể kể hết những đóng góp của họ, không thể “điểm mặt” đầy đủ, chỉ xin kể một vài câu chuyện nhỏ từ những chuyến điền dã với các nhà báo cộng tác cùng ThienNhien.Net.


Ảnh 11: Trung Hiền. Các ảnh còn lại: ThienNhien.Net. Chúng tôi xin chân thành cảm ơn các nhà báo đã tham gia các chuyến điền dã cùng ThienNhien.Net và cho phép chúng tôi sử dụng những bức ảnh tư liệu này.