ThienNhien.Net – Khái niệm “vành đai công việc xanh” bắt đầu đòi hỏi các tổ chức lao động thích ứng với những thay đổi của môi trường. Đó là quá trình cần thiết để xây dựng lại nền kinh tế và góp phần giảm việc phát thải khí nhà kính.
Phương án nào để hạn chế và giải quyết tình trạng nóng lên toàn cầu đang là một vấn đề khó khăn và nhức nhối đối với các tổ chức lao động ở nhiều nước phát triển. Nó là nguyên nhân gây ra các cuộc tranh luận giữa các liên hiệp lao động và những nhà hoạt động môi trường. Trong bối cảnh đó, ý tưởng về “công việc xanh” đã giành được nhiều thiện cảm.
Theo Chủ tịch Liên đoàn Lao động hiệp hội thép Hoa Kỳ – Leo Gerard, công việc xanh trong thế kỷ 21 là những công việc sẽ giúp ích cho việc giải quyết các vấn đề của tình trạng nóng lên toàn cầu bằng hiệu quả năng lượng và những nguồn năng lượng được làm mới.
Tại Mỹ, ý tưởng này đã nổi lên như một vấn đề then chốt trong các cuộc tranh cử giữa Barack Obama và Hillary Clinton vừa qua. Barck Obama kêu gọi đầu tư 150 tỷ đô la vào ý tưởng “công việc xanh”. Hillary Clinton nhắc đến việc đổi mới nguồn năng lượng như là “công việc của tương lai”, điều có thể tạo ra thêm 5 triệu công việc. Thậm chí John McCain, người nghiên cứu và phát triển công nghệ xanh gọi điều này là “con đường phục hồi sức mạnh nền kinh tế Hoa Kỳ”.
Vào năm 2006, Sierra Club và Hiệp hội thép Hoa Kỳ đã đề xướng một Liên Minh Xanh dưới khẩu hiệu “Công việc tốt, một môi trường trong sạch, và một thế giới an toàn hơn”.
Cụ thể, trong giai đoạn đầu của cuộc bầu cử vừa diễn ra tại Mỹ, Liên minh Xanh đã kêu gọi tất cả những ứng cử viên thực hiện giảm 2% lượng khí carbon mỗi năm, tăng 2% nguồn năng lượng xanh dựa vào những công việc sản xuất, và thảo lại những quy định thương mại Mỹ đối với lao động cấp cao và tiêu chuẩn môi trường.
Họ cũng đang nhanh chóng tiến hành một Hội thảo Quốc gia bàn về “công việc xanh” với sự tham gia đầy đủ từ các tổ chức lao động, các nhà kinh tế, các nhà hoạt động môi trường, các nhà khoa học, các chuyên gia công nghệ cùng các nhà hoạch định chính sách. Mục đích của điều này là nhằm công khai cuộc đối thoại với chủ đề “Nhanh chóng tiến đến một nền kinh tế xanh”.
Những nỗ lực chống lại tình trạng nóng lên toàn cầu cho thấy sự bế tắc của các tổ chức lao động. Một vài tập đoàn hay cơ quan xí nghiệp có thể phải đối mặt trực tiếp với sự thiếu hụt việc làm: những người thợ mỏ có thể mất việc khi mà nguồn tài nguyên đang dần cạn kiệt hay những người sản xuất ô tô có thể thất nghiệp một khi những loại ô tô tiêu tốn năng lượng bị loại bỏ.
Một vài thành viên của các tổ chức lao động cũng lo ngại về điều lệ cắt giảm lượng khí thải carbon có thể dẫn đến sự thiếu hụt năng lượng và giá thành các loại nhiên liệu ngày càng tăng cao có thể khiến cho tình trạng trì trệ kinh tế và thất nghiệp ở Mỹ ngày thêm trầm trọng.
Tuy nhiên, trong việc chống lại tình trạng trái đất nóng lên sẽ có nhiều người hay các tổ chức được hưởng lợi, chẳng hạn những người công nhân sẽ có cơ hội tìm được việc làm từ việc tạo ra nguồn năng lượng mặt trời và năng lượng gió. Trong khi đó một vài liên đoàn hay các tổ chức lại có thể bị thiệt hại trực tiếp từ tình trạng nóng lên toàn cầu.
Trước kia, các tổ chức lao động đóng một vai trò không chính thức trong cuộc tranh luận chống lại vấn đề trái đất nóng lên. Liên đoàn lao động từ châu Âu, Canada và nhiều nơi trên toàn thế giới đã ủng hộ nghị định thư Kyoto 1997, trong đó 172 quốc gia đã đồng ý cắt giảm lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính vào năm 2012 xuống dưới mức năm 1990, nhưng AFL-CIO ( Liên đoàn Lao động và Hiệp hội các ngành công nghiệp Mỹ) đã phản đối điều này. Cựu tổng thông Clinton đã ký hiệp ước, tuy nhiên tổng thống Bush đã từ chối tham gia nghị định thư này.
Nhiều liên đoàn lao động trên khắp thế giới, mà đại diện là Liên minh Thương Mại thế giới (ITUC) đại diện cho 168 triệu công nhân trên 153 quốc gia, đã hăng hái tham gia vào những nỗ lực của quốc gia họ nhằm cắt giảm lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính theo nghị định thư Kyoto, quyền lợi của công nhân và người lao động vẫn được đảm bảo.
Một vài liên đoàn lao động tại Mỹ, đáng chú ý là liên đoàn Hiệp hội thép Hoa Kỳ đã ủng hộ nghị định thư Kyoto và có nhiều nỗ lực trong việc cắt giảm lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính ở Hoa Kỳ. Nhưng AFL – CIO đã phản đôí nghị định thư Kyoto và không thưà nhận rằng sự thay đổi khí hậu toàn cầu là một vấn đề đáng lo ngại. Tuy nhiên, AFL – CIO đã có những thay đổi tích cực, họ đã dần “chung chí hướng” cùng với những nỗ lực của ITUC.
Sự thay đổi trong đội ngũ lao động sẽ góp phần vào giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu hiện nay, tuy nhiên điều đó chưa được nhận thức đầy đủ. ITUC đã đòi hỏi những mục tiêu mạnh mẽ cho việc cắt giảm lượng khí thải carbon nhưng AFL – CIO lại lo ngại về mức độ và sự điều chỉnh từ những đòi hỏi và mục tiêu cắt giảm khí thải của ITUC.
Sự bất đồng này không phải là không quan trọng. ITUC quyết tâm ủng hộ cho những mục tiêu cắt giảm lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính, những mục tiêu này được thiết lập bởi Uỷ ban Liên chính phủ về biến đổi khí hậu (IPCC). Với những nghiên cứu đóng góp cho thế giới, IPCC và Al Gore đã được trao tặng giải thưởng cao quý: Giải Nobel Hoà Bình trong năm qua.
Biến đổi khí hậu đã trở thành vấn đề tất yếu mà bất kỳ một quốc gia nào trên thế giới cũng không thể né tránh. Chúng ta đang phải đối mặt với nó và không có cách nào để ngăn chặn nó ngay lập tức. Điều quan trọng bây giờ là ta phải xây dựng một nền kinh tế dựa trên nền tảng lợi ích chung gồm cả những nhu cầu về giữ gìn hệ sinh thái, hơn là thỏa mãn lòng tham của mỗi cá nhân. Nó cũng đòi hỏi chúng ta phải nhìn thẳng vào những vấn đề như việc làm, nghèo đói, sự phát triển của những mô hình đô thị đang bị phá hủy và cả sự vô trách nhiệm của những Liên đoàn lao động.