ThienNhien.Net – Theo báo cáo thường niên của Quỹ Quốc tế về bảo vệ thiên nhiên (WWF), 2007 được coi là năm bước ngoặt trong lĩnh vực bảo tồn thiên nhiên. Giải Nobel Hòa Bình 2007 đã được trao cho các nhà lãnh đạo trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu, điều này phản ánh sự quan tâm mạnh mẽ của cộng đồng, giới doanh nghiệp và chính phủ đối với công tác bảo tồn thiên nhiên.
Những báo cáo nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng rất cần một sự nỗ lực chung của toàn thể giới để ghi nhận các thảm họa ngày càng đến gần và sức phá hủy cũng ngày càng lớn dần hơn so với những gì chúng ta dự đoán trước đây. Rõ ràng, hơn bao giờ hết chúng ta cần có sự hợp tác và cẩn trọng trong xử lý hiểm họa này.
WWF đã có một bề dày các kết quả nghiên cứu và bảo tồn ở nhiều vùng đa dạng sinh học khác nhau. Kinh nghiệm ấy chỉ ra rằng qui mô và sự phức tạp của thách thức mà hôm nay chúng ta phải đối mặt đòi hỏi chúng ta phải nỗ lực gấp bội phần và cần phải khai thác thế mạnh liên kết toàn cầu để tìm ra phương thức chống lại sự suy giảm đa dạng sinh học, suy thoái các hệ sinh thái, tình trạng ấm lên toàn cầu.
WWF hiện đang tiến hành nghiên cứu nhằm phân tích khả năng thích nghi với sự thay đổi khí hậu của các khu vực đa dạng sinh học, nó đóng vai trò trọng yếu trong nền kinh tế thế giới. Đồng thời, tổ chức này cũng đang cố gắng tạo ra sự liên kết toàn cầu nhằm giảm khẩn cấp lượng phát thải khí ga và khí nhà kính của các quốc gia, lôi kéo các chính phủ, các tập đoàn, cộng đồng chống lại việc phá hủy các khu rừng nhiệt đới – nguyên nhân chính phát thải các loại khí trên.
Trong báo cáo thường niên của WWF đã đưa ra những sáng kiến nhằm bảo tồn những nơi quan trọng nhất của thế giới và giảm nhẹ áp lực của loài người lên trái đất. Ví như ở Đông Nam Á, WWF đang cố gắng hết sức để bảo vệ những rạn san hô đa dạng nhất thế giới và giúp quản lí bền vững các loài cá ngừ quí hiếm.
Trong khi đó, tại Vịnh Công-gô đang diễn ra tình trạng khai thác tràn lan gỗ nhiệt đới, WWF phải thúc đẩy cơ quan kiểm lâm và các công ty đa quốc gia vạch ra tầm nhìn xa hơn trong công tác quản lí các nguồn tài nguyên quí giá này. Qua đó, cộng đồng địa phương sẽ có thể tiếp tục dựa vào đó sinh sống, đồng thời đảm bảo nơi cư trú cho những chú voi rừng và gorila còn lại.
Chỉ bảo tồn không chưa đủ, WWF cần sự hỗ trợ của luật pháp và cộng đồng địa phương. WWF cũng đặt hy vọng sẽ nhận được sự hậu thuẫn của các nhà kinh tế có tư tưởng cấp tiến đối với vấn đề bảo vệ môi trường.