Việc mất đi sự đa dạng sinh học sẽ làm chúng ta mất những gì về mặt lâu dài? Các nền kinh tế quốc gia bây giờ phải cần đầu tư bao nhiêu để ngưng khuynh hướng này? Và cái giá mà chúng ta sẽ phải trả là bao nhiêu nếu chúng ta không hành động? Đây là những câu hỏi mà dự án TEEB – dự án Kinh tế về hệ thống sinh thái và đa dạng sinh học – đang tìm câu trả lời.
Nghiên cứu thử nghiệm do ông Sukhdev, trưởng trung tâm Global Market của Ngân hàng Deutsche (Luân Đôn) được Bộ Môi Trường Liên Bang Đức BMU và Liên Minh Châu Âu yêu cầu thực hiện. BMU đã yêu cầu Trung Tâm Nghiên cứu Môi Trường Helmholtz UFZ đồng quản lý các đóng góp về mặt khoa học cho nghiên cứu. Các kết quả ban đầu sẽ được trình bày tại Hội Nghị Liên Minh Châu Âu lần thứ 9 về đa dạng sinh học (COP9) ở Bonn, Đức vào ngày 29 tháng 5.
“Sự đa dạng sinh học không chỉ duy trì sự cân bằng của hệ thống sinh thái, nó còn là một nguồn vô tận các thuốc mới tiềm năng. Nó giúp duy trì một chuỗi thức ăn khỏe mạnh và làm tăng chất lượng đất và nước. Giá trị của nó vượt xa mọi thứ mà chúng ta có thể diễn tả bằng cách sử dụng các chỉ số kinh tế, nhưng lợi ích về vật chất nó mang lại cho loài người cũng rất lớn”, Giáo sư Jürgen Mlynek, Chủ tịch Hiệp Hội Helmholtz, bình luận.
5000 đại biểu Liên Hiệp Quốc từ 190 nước sẽ tụ họp ở Bonn từ 19 đến 30 tháng 5 năm 2008. Trong hội nghị này, họ sẽ tập trung chủ yếu về thảo luận các phương pháp tiềm năng để làm ngưng lại sự giảm đa dạng sinh học liên tục.
Chuyên gia tài chính Pavan Sukhdev ước tính rằng “giá trị” của các dịch vụ ở những khu bảo tồn thiên nhiên ở năm châu lục trên thế giới (không tính các công viên và bảo tồn biển) lên tới khoảng 5 tỉ đô la một năm. Nhưng thiết lập giá trị toàn cầu về đa dạng sinh học không phải là sự tập trung chủ yếu của nghiên cứu. Như trường hợp nóng lên toàn cầu, chính là người nghèo, đặc biệt những người nghèo ở những nền kinh tế đang phát triển là những người phải chịu nhiều nhất từ sự mất đi cái gọi là dịch vụ hệ sinh thái. Bảo tồn sự đa dạng sinh học vì thế cần thiết nếu chúng ta đấu tranh chống lại cái nghèo toàn cầu và đạt được các mục tiêu phát triển thiên niên kỷ.
Trung Tâm Nghiên Cứu Môi Trường Helmholtz là một điều phối viên các đóng góp về mặt khoa học cho nghiên cứu này. Các nhà nghiên cứu tại UFZ hiện đang chuẩn bị tiếp tục hợp tác về bản tường trình. Tiến sĩ Heidi Wittmer, một nhà nghiên cứu chính tại UFZ, nói về hy vọng của mình đối với dứ án: “Bản báo cáo Stern trước đây đã thay đổi cách mà chúng ta nhìn nhận về các hậu quả kinh tế của sự biến đổi khí hậu. Chúng tôi hy vọng là Bản tường trình TEEB cũng sẽ đạt được điều này đối với vấn đề đa dạng sinh học.”