ThienNhien. Net – Ngày 21/04/2008 ,Ngân hàng Thế giới đã xuất bản cuốn sách “Forests Sourcebook” – một cuốn sách hướng dẫn thực hành cách quản lí và sử dụng bền vững các khu rừng đang hao hụt trên thế giới, nhằm giảm nghèo cho hàng trăm hàng triệu người dân sinh sống nhờ vào những khu rừng này.
Mục đích của cuốn sách là hướng đến những nhà làm luật và những người thực hiện dựa trên nền tảng các luật đó. Để các khu rừng phát triển bền vững phải có sự kết hợp đúng đắn của các chính sách và thực hiện.
Cuốn sách cho biết, các khu rừng có thể thúc đẩy tăng trưởng kinh tế thông qua việc chặt phá dựa vào bảo tồn và các hoạt động chặt phá công nghiệp khác; Giảm nghèo bằng cách trao quyền quản lí rừng cho những người dân nông dân để họ có thể tham gia vào những hoạt động đang diễn ra đối với các nguồn rừng; Bảo vệ những cộng đồng người bản xứ – những người hoàn toàn sống nhờ vào rừng , bằng cách đảm bảo là họ được tư vấn và tham gia vào việc quản lí các khu rừng; Tiếp tục giữ hàng triệu tấn các bon là nguyên nhân làm tăng sự nóng lên của Trái đất và là chất đóng góp chủ yếu cho sự biến đổi khí hậu.
Rừng chiếm 24% trái đất, tuy nhiên chúng lại là một trong những nguồn được quản lí kém nhất ở nhiều nước. Cuốn sách cho hay, các khu rừng hiện nay có giá trị thấp nghiêm trọng, nhiều trong số những lợi nhuận môi trường không đáp ứng cho thị trường và những sự quản lí kém hiệu quả đã châm ngòi cho các hoạt động chặt phá rừng bất hợp pháp.
Theo nhà tư vấn về Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn của Ngân hàng Thế giới, đồng thời là một trong những tác giả và biên tập viên của cuốn sách – bà Gerhard Dieterle đã cho biết: “ Một trong những tác động mạnh đến diện tích rừng hàng năm là các hoạt động chặt phá bất hợp pháp đã gây ra thiệt hại mất 50 tỉ đôla Mĩ trong các nguồn rừng toàn cầu. Trong khi đó, tổng hỗ trợ cho phát triển rừng, kể cả sự hỗ trợ của Ngân hàng Thế giới mới chỉ là 1,7 tỉ đô la Mĩ”.
Ngược lại với chiến lược trước đây, chiến lược hiện tại của Ngân Hàng Thế giới, đã xuất bản trong cuốn “Sustaining Forest ” năm 2004, là theo dõi việc sử dụng kết hợp phương pháp định hướng hành động của các khu rừng để phát triển kinh tế, giảm nghèo và bảo vệ môi trường .
Theo cuốn sách thì điểm mấu chốt là tìm ra sự liên kết các yêu cầu địa phương với chương trình hoạt động rừng toàn cầu, và mục tiêu chính là đòi hỏi sự hết hợp tăng cường giữa nhân dân, các ban ngành, chính phủ và các nhà tài trợ, bao gồm cả Ngân hàng Thế giới .Bởi vậy mà cuốn sách đưa ra những phương pháp nhằm hướng dẫn thực hiện được những điều đó. Những lời khuyên này được rút ra từ những chương trình cộng đồng do Ngân hàng Thế giới hỗ trợ ở các nước như Ấn độ, Mêxico. Các chương trình này đã cố gắng thúc đẩy việc sử dụng các nguồn rừng cân bằng và nâng cao đời sống của người dân địa phương.
Trong cuốn sách cũng có một chương riêng nói về các bài học được rút ra dựa trên kinh nghiệm của các chương trình cộng đồng mà Ngân hàng Thế giới đã thực hiện.
Theo bà Gerhard Dieterle xác định, các vấn đề cấp bách vẫn chưa được giải quyết là: “Các chính phủ đang rơi vào tình trạng nguy kịch vì quay trở về cách làm cũ trong việc bảo vệ các khu rừng và những người dân sống nhờ vào chúng. Các cộng đồng sống nhờ vào rừng đang tìm kiếm một tiếng nói lớn hơn. Cuộc cải cách rừng của các chính phủ đang không tiến triển nhanh như đã dự kiến. Các khu rừng trồng trên khu đất lớn cuối cùng không đi theo đúng hướng”.
Bà kết luận: “Điểm mấu chốt để phát triển bền vững các khu rừng là sự công nhận các quyền của người dân bản xứ và dựa vào cộng đồng”.