Trái Đất nóng lên khiến hình thành một nhóm người di cư mới – những người tị nạn khí hậu. Đến nay, số người tị nạn khí hậu đã vượt qua cả số tị nạn chính trị.
Họ là ai?
“Người tị nạn khí hậu” – đằng sau thuật ngữ mới này là hiện tượng không có gì mới, đó là người dân làng phải rời bỏ nhà cửa khi đập Tam Hiệp, hàng nghìn người bỗng trở thành kẻ vô gia cư sau những trận động đất hay sau cơn đại hồng thủy đã tàn phá.
Châu Á năm 2004, những cộng đồng đau buồn sau những đợt gió mùa dữ dội ở Nam Á hay sau khi cơn bão Katrina hoành hành ở thành phố New Orleans. Đó cũng là những bộ tộc du mục buộc phải di chuyển về các ốc đảo phía Nam vì vùng phía Nam sa mạc Sahara quá khô cằn, những ngư dân ở hồ Sát (diện tích mặt nước của hồ trữ nước ngọt lớn thứ tư Châu Phi này đã giảm đi 90% chỉ trong vòng 40 năm). Đó là những người dân phải rời bỏ những đảo thấp nằm ở Thái Bình Dương do bị biển xâm thực hay nước biển dâng lên nhấn chìm cả hòn đảo. Điều mới duy nhất là từ nay về sau, những người tị nạn do Trái Đất nóng lên.
Nói tóm lại, tổng số người phải di cư vì những lý do môi trường hiện nay là 25 triệu người theo những số liệu vốn rất thận trọng của Ngân hàng Thế giới và con số đó lên tới 500 triệu theo Hội chữ thập đỏ. Như vậy, con số này còn cao hơn nhiều 12 triệu người tị nạn chính trị.
Tương lai bất định
Tổ chức phi chính phủ Christian Aid của Anh dự báo đến năm 2050 cả thế giới sẽ có khoảng 1 tỉ người tị nạn các loại nhưng phần lớn là tị nạn khí hậu. Christian Aid cũng ước tính, do mực nước biển dâng lên nên hằng năm sẽ có khoảng từ 2 đến 7 triệu người phải rời bỏ quê hương. Không chỉ có những hòn đảo ở Thái Bình Dương mới bị nhấn chìm. Trong tương lai, những sườn núi trên Trái Đất có thể sẽ phải ngâm mình trong nước.
Ước tính từ nay đến năm 2030, 14 triệu người dân Bangladesh do nước biển dâng lên sẽ phải rời bỏ đất nước. Theo một nghiên cứu do Peter Frumhoff – thành viên của Ủy ban hợp tác liên chính phủ về biến đổi khí hậu (IPCC) – chủ trì, những thành phố như Boston, Atlantic hay New York sẽ phải đương đầu với những trận lụt kinh hoàng. Những người thổ dân Inuits sống ở đảo Shishmaref, bang Alaska cũng sẽ phải trốn chạy vì hòn đảo bị xói mòn do lớp băng ở cực tan đi.
Nói một cách khái quát, nếu như băng ở hai cực tiếp tục tan ra thì người Inuits sẽ phải đi về phía Nam, những khu trượt tuyết ở bang New York sẽ phải đóng cửa. Tuyết vĩnh cửu ở đỉnh Kilimandjaro sẽ tan chảy vĩnh viễn (quá trình tan chảy đã bắt đầu khởi động). Băng ở trên dãy Himalaya cũng sẽ tan ra làm cho các đường biên giới tự nhiên của các hồ băng biến mất và các thung lũng có người ở hiện nay sẽ chìm trong nước.
Những dự báo về nông nghiệp không kém đau đớn. Đến năm 2100, nhiệt độ trung bình có thể sẽ tăng thêm từ 2-6oC. Người dân Châu Phi – chiếm 13% dân số thế giới và chỉ thải 3% lượng khí CO2 – sẽ phải gánh những hậu quả nặng nề nhất. Ngay từ thế kỉ trước, nhiệt độ ở châu lục này đã tăng hơn mức trung bình 0,7%, tăng thêm 2oC nữa thì sản lượng nông nghiệp sẽ rơi tự do: giảm 1/3 ở ven bờ Địa Trung Hải, phía Nam sa mạc Sahara, sản lượng lúa nước bị thiệt hại, lúa mì sẽ bị xóa sổ hoàn toàn khỏi Châu Phi.
Ở một vài vùng, hạn hán phổ biến đến nỗi không thể tưới tiêu gì cho cây trồng, nhưng ở một số vùng khác, mực nước biển dâng lên làm cho nước mặn xâm nhập vào các cửa sông và thu hẹp diện tích đất màu mỡ như ở vùng đồng bằng sông Nile. Đất đai không trồng trọt được đồng nghĩa với nạn đói lan tràn (có thể 200 triệu người phải chịu cảnh này năm 2100). Hậu quả là người dân đổ xô về các khu dân nghèo ở các thành phố lớn.
Trước khi quá muộn
Làn sóng người di cư tăng lên có nguy cơ làm cho những cuộc xung đột hiện nay thêm căng thẳng và làm nảy sinh những xung đột mới, nhất là ở những vùng có ít tài nguyên. Nói cách khách mối đe dọa về môi trường cũng là chính mối đe dọa nền hòa bình. Do vậy, trong lời kêu gọi một hội nghị khoa học ngày 23/06/2005 tại Đại học Limoges (Pháp), ngoài yêu cầu cộng đồng quốc tế công nhận địa vị cho những người tị nạn môi trường còn đề nghị thành lập một cơ quan quốc tế – tổ chức “lính mũ nồi xanh lục” để giúp đỡ những người tị nạn này.
Những lời tiên đoán trên liệu cóchắc chắn? Những đường biểu đồ của Nasa đã chỉ rõ: từ vài năm nay, đường biểu kiến nhiệt độ của Trái Đất không ngừng đi lên. Nếu chúng ta không làm gì, mọi thứ có nguy cơ diễn tiến rất nhanh. Do vậy, cần phải hành động. “Chúng ta không còn có thể phòng tránh những biến đổi của khí hậu trong hai hay ba thập kỷ tới nhưng vẫn còn kịp để giảm thiểu những tác hại của nó lên các nền kinh tế và xã hội”, Nicholas Stern, nguyên kinh tế trưởng của Ngân hàng Thế giới đã đi đến kết luận như vậy.