Thiennhien.Net – Sự thờ ơ của chính phủ Myanmar đối với lời cảnh báo của các nhà khoa học cùng với tình trạng phá hủy các khu rừng ngập mặn dọc theo bờ biển Myanmar đã phải trả giá bằng những tổn thất ghê gớm mà trận bão nhiệt đới Nargis gây ra hồi đầu tháng 05/2008.
Siêu bão ở Ấn Độ Dương ảnh hưởng đến Việt Nam
Hơn 350 người chết vì bão và lốc xoáy ở Myanmar
Bão Nargis – đại thảm họa ở Myanmar
Mất rừng ngập mặn – một phần gây nên hậu quả của bão Nargis?
Cơn bão đã tấn công vào vùng châu thổ sông Irrawaddy (
Các nhà khoa học ở Trung tâm Khí tượng thuỷ văn Ấn Độ (IMD) ở New Delhi, một trung tâm uy tín của Tổ chức Khí tượng Thế giới tại Châu Á cho biết, họ đã gửi những cảnh báo đầu tiên về cơn bão này tới Myanmar từ rất sớm vào hôm 26/04/2008. Theo ông Mrityunjay Mohapatra, giám đốc của Trung tâm dự báo bão thuộc IMDđã cảnh báo với SciDev.Net, trong 48 giờ tới sẽ có một cơn bão xảy ra ở
Mohapatra còn cho biết bản tin dự báo đầu tiên của IMD được phát vào ngày 01/05 đã xác định các vùng đất có thể bị bão tấn công. Bản tin đó đã cảnh báo về một cơn bão có tốc độ di chuyển 180km/h sẽ đi qua vùng bờ biển phía Đông Nam Myanmar trong khoảng 8h00 tối đến nửa đêm ngày 02/05. Ngoài ra Bản tin còn cung cấp những thông tin về cường độ và sự di chuyển của cơn lốc cũng như tình trạng biển và tốc độ gió lớn nhất ở vùng tâm bão.
Uma Charan Mohanty, thuộc Trung tâm phòng tránh và khắc phục thảm họa Thái Lan cho hay: Theo các dữ liệu của Tổ chức Khí tượng Thế giới, các cơn bão ở Châu Á có tần suất xuất hiện ít hơn và cũng ít khắc nghiệt hơn những cơn bão ở Đại Tây Dương và Thái Bình Dương, nhưng chúng lại gây thiệt hại lớn hơn về người và của. Năm 2005, 25 cơn bão ở Đại Tây Dương chỉ làm chết có 10 người, trong khi đó vào năm 2007 chỉ riêng siêu bão Sidr xảy ra ở Bangladesh đã cướp đi sinh mạng của 3500 người.
Trên thực tế thì vùng bờ biển Đại Tây Dương có một hệ thống cảnh báo sớm rất hiệu quả và người dân ở đó cũng có đầy đủ các phương tiện để có thể sơ tán đến nơi an toàn khi xảy ra thảm họa. Ngược lại ở Châu Á, vùng duyên hải là nơi tập trung đông đúc các cộng đồng dân cư chủ yếu làm nghề nông hoặc đánh cá. Họ là những người nghèo không thể tự mình đi sơ tán ngay cả khi có những thông tin cảnh báo.
Theo lời ông Maung Swe, người đại diện cho Chính phủ Myanmar về vấn đề cứu trợ và tái định cư cho người dân sau thảm họa trong buổi họp báo ngày 06/05 vừa qua thì nguyên nhân gây thiệt mạng nhiều nhất là do một đợt sóng thần cao 3,5 m được tạo thành trong cơn bão đã “tấn công”những ngôi nhà của các cư dân ven biển.
Còn theo Mohanty cũng có đến 85% số người thiệt mạng là do đợt sóng lớn này gây ra. Và thực tế thì quy mô và địa điểm của đợt sóng này cũng đã được đề cập trong bản tin dự báo.
Vùng biển Châu Á đang ngày trở nên dễ bị tổn thương do sự phá hủy các khu rừng ngập mặn vốn có tác dụng bảo vệ các vùng ven biển trước sức tàn phá của những cơn bão và thủy triều dâng.
Theo một bản báo cáo năm 2006 của Hiệp hội Quốc tế về Bảo tồn thiên nhiên cho biết trong đợt sóng thần ở Châu Á năm 2004, tại Sri Lanka, những vùng có rừng ngập mặn bảo vệ thì gánh chịu ít thiệt hại hơn những nơi mà rừng ngập mặn này đã bị tàn phá.
Và vào tháng 02/2008, Tổ chức Nông lương Liên Hiệp Quốc (FAO) cũng đã cảnh báo rằng các khu rừng ngập mặn ở Châu Á đang bị suy giảm nghiêm trọng , với tốc độ hơn 1,9 triệu ha rừng mất đi mỗi năm.
Theo báo cáo của Tổ chức này, diện tích rừng ngập mặn thế giới từ năm 1980 đến 2005 cho thấy các khu rừng đước bao quanh vùng châu thổ sông Irrawaddy của Myanmar đã bị suy thoái nghiêm trọng do tình trạng khai thác rừng quá mức cho phép. Bên cạnh đó chính phủ
Hậu quả của bão Nargis để lại như một bài học cảnh tỉnh cho nhiều quốc gia trong khu vực cũng như các nước trên thế giới có rừng ngập mặn che chắn bờ biển, Việt
Trong chiến tranh, rừng ngập mặn vùng Cửu Long đã bị tiêu diệt thảm khốc, trải qua hàng thập kỷ với biết bao nỗ lực mới phục hồi chưa được bao nhiêu, lại tiếp tục bị chuyển đổi thành đất trồng trọt, vuông tôm…để thu lợi trước mắt. Thiết nghĩ, để những thảm hoạ mang tên tương tự như Nargis hay Sidr không xảy đến với Việt Nam thì diện tích rừng ngập mặn còn lại cần được bảo vệ và cần phải phục hồi trồng mới diện tích rừng đã mất trong suốt những năm qua, đó là công việc cấp bách khi mà biến đổi khí hậu ngày càng diễn ra một cách phức tạp như hiện nay.