Đây là ý kiến của Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan khẳng định tại Hội nghị về công tác bảo vệ môi trường tổ chức mới đây tại Hà Nội. Điều này cũng được ghi trong Công ước đầu tiên về quyền của các dân tộc được hầu hết các quốc gia ký vào tháng 06/1998 tại thành phố Aarhus (Đan Mạch) và được gọi là “Công ước Aarhus“.
Nội dung Công ước khẳng định quyền được thông tin về các vấn đề môi trường, quyền được tham gia trong quá trình xử lý các dự án về lĩnh vực tác động môi trường cũng như khởi tố về những ảnh hưởng của môi trường. Cuối cùng là quyền bảo vệ những điều kiện sống cho thế hệ mai sau.
Cựu Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Kofi Annan gọi Công ước này là một sự mạo hiểm tham vọng nhất trong sự dân chủ về môi trường được thực hiện dưới sự ủng hộ của Liên hợp quốc và là một bước tiến đáng chú ý trong việc xây dựng luật quốc tế. Ngày nay, khi cả thế giới đang phải đối mặt với sự biến đổi khí hậu, suy giảm tầng ô zôn, tàn phá rừng, chất thải độc hại, mất đa dạng sinh… thì việc bảo vệ môi trường phải được đặt ra trong nhiệm vụ phát triển phát triển kinh tế tại Việt Nam sự phát triển quá nhanh của các khu công nghiệp, trong khi các quy định pháp lý cũng chưa theo kịp đã bộc lộ nhiều bất cập trong thực tiễn.
Tính đến tháng 07/2007, Việt Nam đã có 135 khu công nghiệp được cấp phép hoạt động, chưa tính hàng chục cụm công nghiệp nhỏ và vừa khác. Đặc biệt, trong một năm trở lại đây, số lượng khu công nghiệp được cấp phép tăng lên rất nhanh.
Để góp phần thực hiện thành công Nghị quyết 41 của Bộ Chính trị về bảo vệ môi trường trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Trung tâm giáo dục và truyền thông môi trường đã giới thiệu Công ước Aarhus đến cộng đồng thông qua các hội nghị, hội thảo, khóa tập huấn, phát tờ rơi…
Bà Nguyễn Phương Nga sống ở khu công nghiệp Hàm Kiệm- nơi được “hưởng thụ” Công ước Aarhus nói: Trung tâm giáo dục và truyền thông môi trường về đây hướng dẫn, chúng tôi mới biết về quyền và trách nhiệm của người dân, nhất là người dân sống xung quanh KCN-KCX được tham gia vào công tác bảo vệ môi trường. Trước đây qua các báo, đài truyền hình chúng tôi thấy nhiều nơi người dân sống xung quanh KCN-KCX ở cả miền Bắc và miền Nam bị ô nhiễm rất nghiêm trọng, thậm chí có nơi còn phải che mạng cả ngày do khói bụi, ăn cơm cũng phải vô mùng… Là người dân đang sống cận kề với KCN sẽ phải đối mặt với khí thải, khói bụi, chúng tôi muốn khi KCN Hàm Kiệm đi vào hoạt động sẽ tránh được vết xe đổ của các KCN khác”.