ThienNhien.Net – Cơn bão Nargis tràn qua Myanmar vào hôm 04/05 vừa qua đã để lại những hậu quả khủng khiếp, con số người thiệt mạng vẫn chưa dừng lại ở 23000 người. Hàng trăm nghìn người rơi vào cảnh màn trời chiếu đất. Nhưng theo vị lãnh đạo đứng đầu ASEAN, chính việc tàn phá rừng ngập mặn một cách “không thương tiếc” đã góp phần gây nên hậu quả nặng nề cho Myanmar qua cơn bão Nargis bởi rừng ngập mặn như một tấm màng chắn bão gió nơi vùng biển.
“Tại sao hậu quả của cơn bão lại dữ dội đến vậy, đặc biệt là những thương vong về người?”, Surin Pitsuwan – Tổng thư ký Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á đặt câu hỏi trong một buổi diễn thuyết tại Singapore. “Đó là hệ luỵ của việc xâm lấn rừng ngập mặn – tấm màng chắn, che chở bảo vệ vùng bờ, nơi cư trú của con người trước những tác động của thuỷ triều, sóng lớn (đặc biệt là những cơn sóng thần), và bão. Tuy nhiên, những khu vực có rừng ngập mặn đã bị tàn phá một cách trầm trọng, con người đã và đang trở thành nạn nhân trực tiếp đối mặt với các thảm hoạ tự nhiên”.
Surin cũng giới thiệu về RSIS – đây là một trung tâm nghiên cứu mới được thành lập đầu năm 2007 tại Đại học công nghệ Nanyang (Singapore), tập trung nghiên cứu các vấn đề an ninh phi truyền thống như biến đổi khí hậu, suy thoái môi trường, và các thảm hoạ như cúm gia cầm…
Nhân viên của tờ báo New Light (
Irrawaddy là một trong những dòng sông bị đọng bùn nặng nhất trên thế giới bởi hậu quả của mất rừng và quá trình thâm canh trong hoạt động nông nghiệp một thời gian dài ở hai bên bờ sông, theo nghiên cứu của Trung tâm bảo tồn Đa dạng sinh học tại Đông Nam Á. Hơn nữa, đất nằm ngoài khu vực bảo tồn có thể được chuyển đổi thành đất nông nghiệp, chính điều đó đã làm tốc độ mất rừng diễn ra ngày một nhanh.
Theo trích dẫn trong một báo cáo, nếu tỷ lệ chặt phá rừng từ năm 1977 đến năm 1986 vẫn được duy trì thì tất cả diện tích rừng ngập mặn sẽ biến mất trong vòng 50 năm.
* Con số thiệt hại về người được ThienNhien.Net cập nhật đến ngày 08/05/2008.