ThienNhien.Net – Các vấn đề về môi trường đã từng được coi là không ảnh hưởng tới các hoạt động kinh tế nhưng giờ thì mọi chuyện đã thay đổi hoàn. Nó liên quan tới các nhà đầu tư, người tiêu dùng cũng như cả nền kinh tế.
Môi trường và nền kinh tế toàn cầu
Hàng năm trên thế giới, các cuộc vận động chống lại sự thay đổi khí hậu và các vấn đề môi trường khác đã tiêu tốn hơn 100 tỉ đô la của các tổ chức, chính phủ nhằm tạo một nền kinh tế “bền vững” toàn cầu.
Các chuyên gia, nhà nghiên cứu cùng với Viện Giám sát thế giới (Worldwatch) đã đưa ra một số điểm sáng trong đổi mới nền kinh tế, hứa hẹn nhiều cơ hội cho phát triển lâu dài. Ví dụ:
• Năm 2006, có khoảng 52 tỉ đô la được đầu tư vào năng lượng gió, nguyên liệu sinh học và các nguồn năng lượng tái tạo khác, tăng 33 % từ năm 2005. Các ước tính ban đầu cho thấy con số này đã tăng 66 tỉ đôla vào năm 2007.
• Buôn bán cacbon tăng đột biến, đạt khoảng 30 tỉ đô la năm 2006, gần gấp 3 lần khối lượng năm 2005.
• Các công ty kiểu mới đang tiến hành cuộc cách mạng thay đổi sản phẩm công nghiệp của mình mà vẫn tiết kiệm chi phí: ví dụ tập đoàn hoá chất Dupon đến năm 2007 đã cắt giảm xuống dưới 72% lượng khí thải nhà kính so với năm 1991, tiết kiệm được 3 tỉ đô la.
Bước đầu thông qua các sáng kiến môi trường
Một số tên tuổi lớn của nền kinh tế hiện nay đã đưa ra nhiều sáng kiến bảo vệ môi trường từ 2 năm trước, bao gồm Citigroup, Goldman Sachs, Kleiner Perkins Caufield & Byers, McKinsey & Company, và Wal-Mart. Các doanh nghiệp lớn như Alcoa, Dow Chemical, Duke Energy, General Motors, và Xerox còn yêu cầu quốc hội Mĩ ban hành các điều luật về khí thải nhà kính mà lẽ ra phải làm từ 2 năm trước.
Một thay đổi quan trọng nữa là các quỹ năng lượng và môi trường thành lập từ 2 năm trước đến giờ vẫn đang hoạt động. Công nghệ sạch phát triển nhanh chóng, trở thành quỹ đầu tư có vốn lớn thứ 3 trên thế giới về công nghệ sinh học và mạng máy tính. 54 ngân hàng khác đã đứng ra xác nhận chứng chỉ Equator Principles – một tiêu chuẩn quốc tế về đầu tư bền vững.
Các nghiên cứu gần đây cho biết thay đổi khí hậu toàn cầu ảnh hưởng đến 8% sản lượng kinh tế toàn cầu. 39 quốc gia phải gánh chịu 5% thiệt hại về môi trường trong đó có khai thác rừng không bền vững, suy giảm các nguồn năng lượng tái tạo và những hậu quả từ khí thải cacbon.
Những cải cách cần thiết
Để tránh suy sụp nền kinh tế toàn cầu, chính phủ các nước cần có những chính sách cải cách để kiểm soát nguồn đầu tư trong các hoạt động xây dựng như lọc dầu và các ngành công nghiệp năng lượng mới. Một số đề xuất về vấn đề định giá được đưa ra là giảm trợ cấp, đánh thuế môi trường, kiểm tra các dịch vụ môi trường “miễn phí” đối với nhiều sản phẩm để tạo thị trường bảo vệ đa dạng sinh học.
Các chứng cớ được tìm thấy cho biết kinh tế toàn cầu đang phá huỷ môi trường sinh thái. Mức độ ảnh hưởng của nó đối với trái đất là lớn chưa từng có. Nhưng cuộc sống con người vẫn tiếp tục phụ thuộc vào những chuyển biến kinh tế hơn bao giờ hết. Vậy nên cần có nhiều biện pháp kinh tế để tận dụng khả năng phân bổ nguồn tài nguyên quý hiếm của thị trường đồng thời cần nhận thức rõ ràng rằng nền kinh tế toàn cầu cũng phụ thuộc nhiều vào hệ sinh thái sinh thái rộng lớn của chúng ta.