ThienNhien.Net – Tổ chức Oxfarm Mỹ vừa đưa ra sáng kiến nhằm tăng cường quyền lợi cho cộng đồng các nước bị ảnh hưởng nhiều bởi dầu mỏ, khí đốt và công nghiệp khai thác mỏ. Khi giá cả các loại khí đốt, dầu mỏ tăng cao kỉ lục thì nguồn đầu tư cho các ngành này ngày càng lớn. Hơn 60% dân số nghèo nhất thế giới sống ở những nước giàu tài nguyên nhưng họ lại không hề có tiếng nói trong việc khai thác và các thông tin có liên quan tới các dự án.
Oxfam Mỹ là tổ chức cứu trợ quốc tế và phát triển tổ chức nhằm đưa ra các giải pháp bền vững để làm giảm các vấn đề đói nghèo và bất bình đẳng. Cùng với các tổ chức cá nhân và địa phương ở trên 120 quốc gia, Oxfam đã cứu trợ hàng triệu người thoát khỏi đói nghèo và đấu tranh dành bình đẳng.
Người dân các nước nghèo hầu như không được hưởng lợi từ các nguồn tài nguyên mà họ có. Để những dự án khai thác này có thể giúp cho họ giảm đói nghèo vượt qua khó khăn thì họ cần phải biết cách thức khai thác tài nguyên thế nào, có ảnh hưởng ra sao đến đời sống của họ và doanh thu từ các dự án này sẽ được sử dụng như thế nào?
Oxfarm kêu gọi các công ty dầu mỏ, khí đốt và khai thác trên thế giới phải:
Đảm bảo quyền lợi cho cộng đồng dân cư thông qua việc cung cấp các thông tin đầy đủ và kịp thời về các ảnh hưởng của việc khai thác đối với môi trường, xã hội, kinh tế và họ sẽ chi cho chính phủ bao nhiêu từ những thứ mà họ khai thác được.
Cho người dân quyền quyết định thông qua quyền yêu cầu các công ty thoả thuận với họ đối với các vấn đề liên quan đến hoạt động khai thác khí đốt, dầu mỏ. Đặc biệt là đối với người bản xứ, thì đây là yêu cầu cần có để có thể bảo vệ nguồn đất quý và các bản sắc văn hoá.
Nắm bắt được thông tin, người dân có thể dễ dàng thu lợi nhuận từ việc khai thác tài nguyên của mình. Từ những gì thu được họ có thể đầu tư vào giáo dục, y tế, việc làm, và từ đó họ cũng có thể tự mình nhìn nhận được những dự án đang tiến hành đem lại lợi nhuận hay gánh nặng nhiều hơn đối với cuộc sống của họ (vì thông thường việc khai thác tài nguyên sẽ gây ảnh hưởng xấu đến môi trường).
Oxfam hỗ trợ nhiều chính sách pháp luật minh bạch áp dụng cho các công ty hoạt động khai thác ở các nước đang phát triển. Khi các chính sách này đưa vào thi hành, người dân sẽ được tiếp cận thông tin nhiều hơn, có nhiều cơ hội việc làm và chủ động trong công việc. Thế nhưng những chính sách này đã thất bại ngay khi vừa đưa vào thực hiện ở Tây Phi. Ngành công nghiệp khai thác đem lại ít việc làm cũng như cơ hội cho người dân. Người dân còn biết rất ít về các thông tin nên không thể kiểm soát công việc của họ.
Năm 2005 lượng vàng các nước Tây Phi xuất khẩu chiếm hơn 50% tổng giá trị xuất khẩu nhưng thông tin về việc khai thác vàng thì người dân không hề biết. Đặ biệt là Mali – là một trong những nước sở hữu các mỏ vàng lớn nhất thế giới nhưng lại là nước nghèo và chậm phát triển nhất trên thế giới.