Rau dền có vị hơi ngọt, tính mát. Theo đông y, rau dền có công hiệu thanh nhiệt lợi thấp (làm mát, khử nhiệt), lương huyết chỉ huyết (mát máu, cầm máu), chỉ lỵ (chữa kiết). Thường dùng chữa các chứng kiết lỵ trắng và đỏ, bí đại tiểu tiện, đau mắt đỏ, đau họng, chảy máu cam…
Rau dền chứa nhiều protid, lipid, glucid, nhiều vitamin và chất khoáng. Các protid chứa trong đó được cơ thể hấp thu triệt để. Chất bêta-caroten trong dền hơn gấp 2 lần so với loại cà, cung cấp nhiều chất dinh dưỡng cho cơ thể, giúp ích cho việc tăng cường cơ thể, nâng cao sức miễn dịch, nên được mệnh danh “rau trường thọ”.
Hàm lượng chất sắt trong rau dền nhiều hơn so với bó xôi, hàm lượng canxi gấp 3 lần, là “kẻ đứng đầu” của các loại rau tươi. Điều quan trọng hơn là, trong rau dền không chứa acid oxalic; canxi và sắt trong dền sau khi đi vào cơ thể rất dễ được tận dụng và hấp thu, vì vậy, rau dền thúc đẩy phát triển cơ thể cho trẻ, có giá trị dinh dưỡng cao, giúp xương gãy mau liền.
Rau dền luộc: Có công hiệu khai vị trợ tiêu hóa, thích hợp dùng cho các chứng khẩu vị kém, bụng no đầy…
Món canh rau dền: Công hiệu thanh nhiệt giải độc, có tác dụng hỗ trợ điều trị cho người đau mắt đỏ, sưng đau hầu họng do “hỏa bốc lên”. Món canh thanh nhạt tươi mát, thông đại tiểu tiện, là thức ăn lý tưởng cho người táo bón do nhiệt.
Rau dền xào: Công hiệu bồi bổ, giúp tăng trưởng, rất thích hợp cho trẻ em.
Món cháo rau dền tía: Công hiệu thanh nhiệt chữa kiết, thích hợp dùng cho các chứng già yếu suy nhược, đại tiện không thông, bệnh lỵ cấp tính, viêm ruột cấp tính… Thường dùng giúp bổ ích tì vị, mạnh cơ thể.
Tuy nhiên, do rau dền có tính mát, nên không thích hợp dùng cho người thể chất lạnh; tiêu lỏng và tiêu chảy mạn tính (lâu ngày).