Dự báo này của Tiến sĩ Nguyễn Viết Lành – Chủ nhiệm Khoa Khí tượng Thủy văn, Tài nguyên nước, Trường Cao đẳng Tài nguyên và Môi trường – khi nói về sự nóng lên của nước biển.
Ông giải thích thêm: Ở góc độ khoa học, nước biển có tác dụng điều tiết nhiệt độ Trái đất và hấp thụ khí CO2. Nước biển chỉ tăng 0,1độ C là ảnh hưởng rất lớn đến bề mặt trái đất.
Những nghiên cứu trong và ngoài nước đều khẳng định biến đổi khí hậu đã và đang ảnh hưởng tới vùng biển nước ta. Mực nước biển dâng làm chế độ thủy lý, thủy hóa, thủy sinh xấu đi. Kết quả là các quần xã sinh vật hiện hữu thay đổi cấu trúc, thành phần, trữ lượng bổ sung giảm sút. Cá ở các sạn san hô bị tiêu diệt rồi di cư đến các vùng biển khác.
Giáo sư tiến sĩ Lê Đăng Khoa thuộc trường đại học Quốc gia Hà Nội thì phân tích rất rõ ràng nguyên nhân sự suy giảm của các loài thủy sản trong những năm qua ở lưu vực sông Hương là do biến đổi khí hậu.
Sự xâm nhập mặn về mùa cạn tăng lên làm ảnh hưởng đến các hệ sinh thái, mất môi trường sống của nhiều loài thủy sinh nước ngọt. Đặc biệt, sự suy giảm lượng các loài thuỷ sản, giảm nguồn thức ăn thực vật và dinh dưỡng của các loài sinh vật ở đáy sông, đáy biển.
Nhiệt độ nước tăng có thể dẫn đến việc thay đổi phân tầng nhiệt theo chiều sâu cột nước, ảnh hưởng đáng kể đến môi trường sống thuỷ sinh.
Tăng nhiệt độ nước vùng ven bờ sẽ dẫn đến tăng lắng đọng các chất khoáng, hữu cơ, có thể gây ảnh hưởng đến chuỗi thức ăn giảm sản lượng cũng như chất lượng các loài thuỷ sản.
Ngược lại vào mùa mưa, khi lượng mưa tăng cao nồng độ muối ở khu vực ven bờ bị giảm từ 10-20% trong một giai đoạn dài. Vì thế một số loài thủy sinh vùng nước lợ, đặc biệt là các loài nhuyễn thể vỏ kép (ngao, sò) có thể chết hàng loạt do nồng độ muối loãng.
Bên cạnh đó, với nhiệt độ tăng làm cho nước biển nóng lên sẽ làm nguồn thuỷ hải sản bị phân tán. Các loài cá nhiệt đới kém giá trị tăng lên (trừ cá ngừ), các loại cá cận nhiệt đới có giá trị kinh tế cao giảm.
Việt Nam là nước đứng thứ 4 trong 10 nước chịu ảnh hưởng nhiều nhất do mực nước biển dâng lên.