ThienNhien.Net – Châu Á đang mất hơn 28.000 km2 rừng mỗi năm. Tình trạng này cần được ngăn chặn kịp thời để chống lại sự biến đổi khí hậu.Các chuyên gia cho biết khí CO2 phát thải từ việc chặt phá rừng chiếm tới 20% khí nhà kính toàn cầu. Nếu cứ theo đà này, các nước Nam Á và Đông Nam Á sẽ là những quốc gia gánh nhiều hậu quả của biến đổi khí hậu.
Chính phủ các quốc gia Châu Á Thái Bình Dương đang phải đối mặt với dân tị nạn sinh thái từ trong nước cũng như từ các vùng khác tới để tìm nơi sinh sống sau những thảm họa môi trường. Người dân tị nạn chủ yếu kéo đến các vùng thành phố, thị trấn, nên chính phủ các nước này phải đưa ra nhiều kế hoạch đối phó với dòng người di cư ngắn hạn hay dài hạn này.
Một số ý kiến cho rằng sẽ là không công bằng khi yêu cầu các nước đang phát triển cắt giảm lượng khí thải mà họ thải ra, vì như thế mức tăng trưởng kinh tế của họ sẽ bị suy giảm, nhưng đó là cách tốt nhất để để giảm nhẹ tình trạng chặt phá rừng. Một trong những giải pháp được đưa ra là đầu tư vào công nghệ cắt giảm cácbon. Chi phí để chuyển đổi các khí nhà kính đến năm 2030 sẽ tốn khoảng 200 triệu đôla mỗi năm, thông qua các biện pháp như: đầu tư vào nguồn năng lượng hiệu quả và năng lượng tái tạo có hàm lượng cacbon thấp.
Các quốc gia phát thải ô nhiễm đứng đầu như Trung Quốc và Ấn Độ nên giúp các quốc gia đang phát triển khác với những công nghệ môi trường giá rẻ. Về phía các quốc gia trong khu vực Châu Á Thái Bình Dương, mặc dù đã áp dụng nhiều biện pháp nhưng cũng cần phát triển nhiều chính sách để giảm khí thải nhà kính.