Có một sự thật mà người ta vẫn gọi bằng từ “trải thảm đỏ”, là doang nghiệp (DN) chỉ chỗ nào, địa phương cắm đất chỗ đó. Việc làm đó tất cả các bên đều có lợi, trừ nông dân. Và chỉ có như thế mới có chuyện lấy đất kiểu “bao vây”.
Nông dân mất đất: Câu chuyện đến hồi gay cấn! (Kỳ 1)
Nông dân mất đất: Câu chuyện đến hồi gay cấn! (Kỳ 2)
Nông dân mất đất: Câu chuyện đến hồi gay cấn! (Kỳ 3)
Nông dân mất đất: Câu chuyện đến hồi gay cấn! (Kỳ 4)
Nông dân mất đất: Câu chuyện đến hồi gay cấn! (Kỳ 5)
Nông dân mất đất: Câu chuyện đến hồi gay cấn! (Kỳ 6)
Nông dân mất đất: Câu chuyện đến hồi gay cấn! (Kỳ 7)
Nông dân mất đất: Câu chuyện đến hồi gay cấn! (Kỳ 8)
Cắm đất kiểu “xôi đỗ”?
Đến khi giá cả tăng chóng mặt, số tiền bán 1 sào ruộng trở nên quá nhỏ bé. Lúc đó nông dân cũng hiểu ra rằng, học nghề để vào nhà máy là một thứ phù du. Mấy chục năm học và đúc rút kinh nghiệm để có một nghề làm nông nghiệp, giờ khi tuổi tác đã “đầu bốn đít chơi vơi” rồi, trình độ văn hoá thấp, làm sao học được nghề mới để vào nhà máy? Đó là thực tế. Nói cách khác, đại đa số nông dân bị ra rìa trong “sân chơi” công nghiệp.
Công nghiệp vào Hưng Yên sớm và nhiều nhất là huyện Văn Lâm. Sau hơn 10 năm, nông dân mới hiểu từ “xôi đỗ”. Theo lời Phó Chủ tịch huyện Văn Lâm, ông Lê Tuấn Kéo và Trưởng phòng NN-PTNT Lý Duy Thu thì thực trạng “xôi đỗ” tại huyện này đang ở mức đáng báo động. Ông Thu còn cho biết nhiều doanh nghiệp (DN) vào “xôi đỗ” đang gây ô nhiễm nguồn nước tưới, phá nát kênh mương gây ngập úng và hạn hán, như Công ty giấy Hà Hưng, Công ty tấm lợp Việt Mỹ, Công ty Thuỷ sản Thăng Long…
Ngày càng nhiều cánh đồng của Văn Lâm bị “xôi đỗ”. Điều nghiêm trọng là cái “xôi đỗ” ấy lại cứ bao vây, cô lập các cánh đồng lại. Ví dụ việc san lấp mặt bằng của Tập đoàn Hoà Phát đang bao vây hai cánh đồng hàng trăm ha của xã Lạc Hồng và Đình Dù; các nhà máy của Trưng Trắc – Vĩnh Khúc bao chặt cánh đồng 110 mẫu của thôn An Lạc, xã Trưng Trắc; cánh đồng Đoan Khê, thôn Hoằng- khu vực có gần chục DN “xôi đỗ” bao vây, cô lập.
Trả lời câu hỏi đây có phải là sự cố tình của DN và địa phương vì lợi ích của các bên và sự thu hồi đất tiếp theo được dễ dàng không? Một vị có trách nhiệm của huyện Văn Lâm thú thật: “Vừa mới có việc 5 Công ty xin mở rộng diện tích tại cánh đồng thôn An Lạc, xã Trưng Trắc”. Và mai mốt, Hoà Phát muốn lấy nốt mấy trăm ha đất còn lại tại 2 cánh đồng xã Lạc Hồng – Đình Dù xem ra khá đơn giản. Vậy thì “xôi đỗ” là ngẫu nhiên hay có chủ đích?
Giao thông – Tội đồ và nạn nhân!
QL5 hồi nào đẹp và rộng thênh thang, nay công nghiệp hai bên đường kín mít từ Hà Nội xuống Hải Phòng. QL 39A chạy từ Phố Nối- Thị xã Hưng Yên cũng đang “ngập” các dự án công nghiệp hai bên đường. Rồi chỉ có một cái ngã ba nhỏ xíu giữa đường 19 và đường nối đường 19 với QL5 tại xã Lạc Đạo, Văn Lâm có đến 7-8 DN vào “xôi đỗ”.
Rõ ràng DN cứ bám đường lớn mà lấy đất. Vậy tại sao ta không làm những con đường lớn vào những vùng đất xấu để DN bám theo? DN sẽ vào ngay nếu giá đất ở chỗ đó thấp hơn so với giá đất tốt gần đường giao thông. Vấn đề là ở chỗ chúng ta đang “ăn xổi”. Nếu cứ thế này, hết quốc lộ, DN sẽ lấy đến đường thôn, rồi đường xóm làm công nghiệp. Và đường giao thông sẽ nát như tương.
Vậy nhưng chính giao thông cũng là một nạn nhân. Chính phủ, địa phương lại phải bỏ tiền ra để làm những con đường mới mà người ta gọi là “đường tránh công nghiệp”. Số tiền này hạch toán ra sẽ cao hơn nhiều so với số tiền mà chúng ta “ăn xổi” được bằng việc cắm đất “xôi đỗ”, gần đường.
Không có tiền làm QL5 mới, Chính phủ đã phải huy động tới ngân hàng. Nhưng điều kiện là chủ đầu tư được sử dụng đất hai bên đường làm công nghiệp và dịch vụ đô thị. Thế là, những cánh đồng còn lại của nông nghiệp tiếp tục bị lấy đi. Dù đường chưa làm nhưng Khu công nghiệp (KCN) Ngân hàng phát triển lấy 500 ha đất tại vùng sản xuất rau màu hàng hoá Gia Lộc (Hải Dương) đã rục rịch xây dựng. Rồi dọc đường 5 mới, qua mỗi huyện sẽ lại có những KCN, khu đô thị. Nông nghiệp ĐBSH phải thích ứng với hoàn cảnh này ra sao?