Rau má là vị thuốc thông dụng, có vị ngọt tính mát, có tác dụng chống nhiễm trùng, chống độc giải nhiệt và lợi tiểu.
Rau má thuộc họ Hoa tán. Cây thảo sống nhiều năm, mọc là là trên mặt đất và có lá tròn tròn như gò má của con người, do đó mà thành tên cây.
Dân gian thường dùng rau má để ăn sống, muối dưa, luộc chín hoặc nấu canh ăn, 100g rau má cung cấp cho cơ thể 21 kcalo.
Rau má xay nhuyễn vắt lấy nước cốt, pha với nước dừa xiêm là một thứ nước giải khát rất bổ. Ở một số thành phố, thị xã, thị trấn, người ta thường sử dụng nước rau má dưới dạng nước sinh tố như các thứ quả cây.
Rau má thường dùng trong các trường hợp sau:
– Giải nhiệt, làm xuất được chứng nóng nảy, bứt rứt trong người, trị trẻ em nóng sốt dữ dội, lên kinh phong (trong uống, ngoài xoa), chữa ngứa lở mụn nhọt, giảm sưng, đỡ đau (uống trong, đắp ngoài).
– Giải độc, do ăn nhầm phải lá ngón, nấm độc, thạch tín hoặc do say sắn. Dùng 250g rau má và rễ rau muống biển (250g), giã nát, hòa nước sôi uống.
– Cầm máu khi chảy máu chân răng, chảy máu cam, thổ huyết, đi tiểu ra máu, đi tiêu ra máu vì bệnh kiết lỵ, phụ nữ bị băng huyết. Thường dùng 30g rau má, 15g cỏ nhọ nồi, lá trắc bá, sao sắc nước uống.
– Trị ho, giã cây tươi, lấy dịch uống hoặc sắc nước uống. – Trị khí hư bạc.