ThienNhien.Net – Theo thông tin từ Quỹ quốc tế về bảo vệ thiên nhiên (WWF), số lượng loài hổ đã có thể đã giảm đi một nửa trong vòng một phần tư thế kỉ qua và ít nhất một trong số năm loài được biết đến hiện nay đang đứng bên bờ tuyệt chủng.
Theo các nhà khoa học và bảo tồn, chính nhu cầu sử dụng những sản phẩm từ hổ để điều chế dược phẩm của Trung Quốc và việc tàn phá nơi cư trú của chúng là hai mối hiểm hoạ lớn nhất đối với loài này.
Trong một hội thảo chuyên đề diễn ra tại Thụy Điển, theo các chuyên gia đến từ Châu Á, Phi và Châu Âu loài hổ Nam Trung Quốc có thể sớm bị tuyệt chủng. Trước đây, loài hổ Sumantra đã cũng đã từng đứng trong danh sách các loài bị đe doạ này.
Tuy nhiên, các chuyên gia của WWF với các giải pháp khá hợp lý cho vấn đề này đã cho rằng loài hổ có thể sống sót và tăng số lượng lên đến hàng nghìn con.
Ông Sujoy Banejee – giám đốc chương trình loài của WWF tại Ấn Độ cho biết, loài hổ đang đứng giữa nguy cơ tuyệt chủng và sống sót, tuy nhiên điều đó lại lệ thuộc hoàn toàn vào con người.
Theo Bivash Pandav – người quản lý chương trình hổ của WWF tại Nepal, trên thế giới hiện còn khoảng 3500 con hổ trong khi đó vào năm 1982, số lượng loài này vào khoảng 5000 đến 7500 con.
Cũng vào thời điểm đó (năm 1982), phần lớn đất rừng của
Theo tính toán của các nhà khoa học dựa trên diễn biến hiện tại, đến năm 2050 sẽ có 90% diện tích rừng trên đảo này biến mất do các hoạt động khai thác gỗ. Đó thật sự là một thảm hoạ lớn đối với loài hổ Sumatra.
Trong những phát kiến để bảo vệ rừng cũng như bảo tồn loài hổ tại đây, một nhà khoa học đã cho rằng: Những nhà bảo tồn nên mua lại đất rừng từ chính phủ, điều đó sẽ đem lại hy vọng cứu sống loài hổ Sumatra.
Hiện nay, tại Ấn Độ, số lượng loài hổ đã giảm xuống còn khoảng 1400 con, chỉ bằng dưới 60% số lượng hổ năm 2002, trong khi đó, vào đầu thế kỉ 20, số lượng loài hổ ước tính có khoảng 40000 cá thể. Theo các con số thống kê mỗi ngày có một con hổ tại đây “biến mất”. Những người nông dân Ấn Độ sống dựa vào việc chăn nuôi gia súc, đó là một mối đe doạ đối với loài hổ bởi lẽ trong cuộc chiến tranh giành đất đai, thức ăn thì hổ luôn là “kẻ” thua cuộc trước con người.
Theo Pandav, nếu chúng ta cùng nhau nỗ lực trong công tác bảo tồn thì dễ dàng có được 10000 cá thể hổ trong vòng 10 năm tới.
Sarah Christie – giám đốc chương trình Thế giới động vật ở Luân đôn cho biết 1/10 số tiền dùng để bảo vệ loài hổ đến từ các sở thú, trong trường hợp ở đảo Sumatra của Indonesia, tổng số tiền từ các sở thú có thể lên tới 60% – đó là một con số lạc quan cho công tác bảo tồn.
Cũng theo Christie, thế giới đang tập trung vào sự biến đổi khí hậu toàn cầu, điều đó cũng tạo ra những cơ hội lớn để bảo tồn loài hổ hay nói một cách khác, chúng được hưởng lợi từ các chương trình này. Bởi hổ là chỉ thị cho độ bền vững của hệ sinh thái và rừng.