ThienNhien.Net – Các nhà khoa học cũng như các tổ chức phi chính phủ trên thế giới đang kêu gọi tạm ngưng các hoạt động về nhiên liệu sinh học ở Châu Phi, bởi vì hàng triệu hecta đất nông nghiệp màu mỡ ở ven hoang mạc Sahara đang bị chuyển đổi nhanh chóng, làm suy giảm nguồn tài nguyên đất.
Thế nhưng, các nước công nghiệp lại khuyến khích chính phủ các quốc gia châu Phi tích cực mua cổ phần “cách mạng xanh” cùng với những cam kết về hàng xuất khẩu, sự an toàn năng lượng và tạo công ăn việc làm. Thực tế, họ buộc một số nông trang phải di chuyển, tăng giá thực phẩm và nguồn lợi tức không đáng kể cho người dân địa phương. Đã có những cuộc bạo loạn về lương thực ở Môzămbich do xu hướng giá dầu và thực phẩm tăng vọt, một phần cũng do nhu cầu nhiên liệu sinh học. Chính phủ nước này đang phải cố gắng điều chỉnh phù hợp giá lúa mỳ và nhiên liệu.
Một vấn đề “ngoài lề” của chương trình “OPEC xanh” ở các quốc gia chuyển sang dùng nhiên liệu sinh học (nhiên liệu nông nghiệp), đó là cây trồng trên vùng đất trồng cây lương thực thiếu tính an toàn nhất. Liên minh các nhóm tổ chức xã hội châu Phi đã đưa ra lời kêu gọi: “Chúng tôi cần sự bảo đảm an toàn cho cây lương thực, những cánh rừng, nguồn nước, thực trạng đất và những người nông dân bản địa, thoát khỏi các cuộc tấn công của sự phát triển nguồn nhiên liệu nông nghiệp”.
Ông Nnimmo Bassey, một nhà môi trường lỗi lạc người Nigiêria, cho rằng: “Châu Phi là lục địa rộng mở mà các nước công nghiệp giàu có muốn chiếm lợi thế”. Ông Bassey cũng là một thành viên trong mạng lưới đa dạng sinh học của châu Phi, và nhóm của ông đã tổ chức buổi thảo luận về cuộc khủng hoảng lương thực ở Nam Phi gần đây.
Bên cạnh đó, các nước phát t đã đề cập đến vấn đề bảo đảm nguồn năng lượng trong tương lai và hiện tượng biến đổi khí hậu, đồng thời bắt tay vào tìm kiếm những nguồn nhiên liệu thô và kêu gọi người tiêu dùng tiết kiệm. Ở Mỹ điều này có nghĩa là sẽ tăng trợ cấp chính phủ cho nông nghiệp để chuyển sản phẩm ngô sang khí ethanol. Liên minh châu Âu cũng sẽ đưa ra dự luật: “thay 10% nguồn nhiên liệu dùng cho giao thông bằng nhiên liệu sinh học vào năm 2020 cùng với việc giảm bớt một số hàng hóa nhập khẩu từ các nước đang phát triển”.
Tuy nhiên, các nhà lãnh đạo châu Phi, điển hình là Abdoulaye Wade ở Sênêgan cho rằng chương trình “Cách mạng xanh” sẽ mang lại lợi nhuận. Bởi thế, họ đang nhắm tới những khoảng đất trống màu mỡ từ thảo nguyên ở phía tây Phi cho đến rừng nhiệt đới ở Cônggô, kể cả vùng đất da đỏ ở Tandania và vùng đất hoang mạc của Êtiôpia…, tất cả là đều là nguồn đa dạng sinh học “béo bở” để các công ty tư nhân biến chúng thành những đồn điền nhiên liệu hoá lỏng cho thị trường xuất khẩu.
Nhiên liệu sinh học đang trong giai đoạn thịnh vượng. Nhiều thảo luận khoa học về vấn đề nhiên liệu sinh học làm giảm biến đổi khí hậu đã bị thất bại. Bởi mới tuần trước, một tạp chí khoa học đã đưa ra một đề tài nghiên cứu với nội dung: “các nhiên liệu sinh học đã “đóng góp” vào sự biến đổi khí hậu như sự trả giá của thiên nhiên về việc biến đổi tài nguyên đất, tạo ra lượng khí thải carbon độc hại hơn”.
Nhiều ý kiến cho rằng người dân châu Phi sẽ phải gánh chịu nhiều hậu quả của biến đổi khí hậu nếu làn sóng nhiên liệu sinh học vẫn trào dâng. Đó là cú sốc mạnh nhất của lục địa này trong tương lai. Hơn nữa, một nghiên cứu gần đây của trường đại học Stanford, các sản phẩm từ ngô – nguồn lương thực chủ đạo của người dân phía Nam châu Phi cũng có thể bị giảm đi 1/3 trong khoảng 20 năm nữa.
Cùng thời điểm đó, Tổ chức Nông lương Liên hợp quốc tuyên bố mỗi năm sẽ có 100 triệu tấn ngũ cốc bị chuyển đổi thành sản phẩm nhiên liệu sinh học, đồng thời cảnh báo rằng nhu cầu về nguồn nhiên liệu sinh học sẽ kéo theo những nguy cơ về nghèo đói. Ông Bill Vorley, một chuyên gia phân tích khẳng định: “Nếu có sự di dân lớn sẽ diễn ra, nhường chỗ cho chương trình “cách mạng xanh” và nhiên liệu sinh học hóa, thì điều đó sẽ đưa chúng ta quay trở lại những ngày tăm tối về sự khủng hoảng lương thực”.