ThienNhien.Net – Một nghiên cứu gần đây của các nhà nghiên cứu trường đại học Princeton cho biết bão sét ở các đô thị vào mùa hè thường dữ dội hơn ở các vùng nông thôn. Họ cho rằng môi trường đô thị có thể làm thay đổi phương thức vận động của cơn bão.
Các nhà nghiên cứu đã tiến hành khảo sát các mô hình và băng ghi hình cơn bão sét khủng khiếp đã dội xuống thành phố Baltimore hồi tháng 7/2004 và phát hiện ra nơi này đã phải hứng chịu lượng mưa nhiều hơn 30% so với tình huống nếu nó còn hoang vu, chưa có các tòa nhà cao tầng.
Cũng trong cơn bão này, chỉ trong vòng hai tiếng đồng hồ
Ba cơ chế được dùng để lý giải vì sao đô thị lại có tác dụng tăng cường bão đã được các nhà khoa học đưa ra gồm:
1. Hiệu ứng “Đảo nhiệt”: Các khu đô thị sinh nhiệt, vì vậy thường nóng hơn các khu vực lân cận từ 2 – 5oF. Nhiệt phát sinh đến đỉnh điểm có thể cung cấp năng lượng cho một cơn bão.
2. Các toà nhà: Các toà nhà cao tầng có thể cản trở gió, do đó phần nào gây ra hiện tượng bốc hơi khí đang di chuyển lên trên hơn là làm tăng lượng mưa.
3. Các sol khí: Những phân tử nhỏ bé lơ lửng trong không khí phía trên các thành phố nơi mà chúng được thải ra từ các phương tiện giao thông và công nghiệp. Mặc dù các sol khí được cho là có khả năng làm giảm các trận mưa rào, song một số nhà khoa học lại phát hiện ra rằng nó có thể làm tăng lượng mưa trong cơn bão
Sự tương tác qua lại giữa bão và đô thị rõ ràng gây ra các hậu quả nghiêm trọng đối với dân cư thành thị và các nhà lập pháp, đặc biệt khi xem xét tới khả năng những cơn bão này có thể trở nên thường xuyên hơn với ảnh hưởng của biến đổi khí hậu (không khí càng nóng lên thì càng giữ nhiều nước và như vậy có nghĩa lượng mưa cũng tăng cao trong bất kỳ cơn bão nào). “Điều này có nghĩa là các hệ thống bão sét mùa nóng có thể sẽ dẫn tới việc tăng cường các cơn lũ đột ngột vô cùng nguy hiểm”.
Trong năm 2007, tại thành phố