ThienNhien.Net – Nhiên liệu sinh học hiện được xem là một giải pháp năng lượng sạch và an toàn cho giảm thiểu ô nhiễm. Nhưng liệu nhiên liệu sinh học có thực sự đem lại lợi ích như chúng ta hằng mong đợi hay chỉ là sự mở đầu cho một loạt các cạm bẫy rủi ro toàn cầu. Nhận định về sự phát triển nhiên liệu sinh học tại Mỹ, Jim Goodman – chủ một trang trại vùng Wincosin, thành viên của Uỷ ban chính sách Hiệp hội người tiêu dùng các sản phẩm hữu cơ Mỹ đã đưa ra những đánh giá về vấn đề này.
Nền nông nghiệp đang đi về đâu? Liệu chúng ta có thể nuôi sống số dân ngày càng tăng và đáp ứng nhu cầu về nhiên liệu sinh học cho công nghiệp hoá? Những người ủng hộ nông nghiệp phục vụ nhiên liệu sinh học (các công ty ngũ cốc và hoá chất, nhà đầu tư phố Wall, chính trị gia, và hầu hết các nhà nghiên cứu ở các đại học) tránh đề cập đến giá nguyên liệu đầu vào, nhiên liệu hoá thạch, sự hủy hoại môi trường, thiệt hại vật chất cho con người hay sinh vật và các vấn đề nghiêm trọng về nạn đói đi cùng với sự chuyển đổi từ sản xuất lương thực sang năng lượng. Họ muốn chúng ta tin rằng chuyển đổi sang các “vụ mùa năng lượng” rất dễ dàng và thiết thực.
Thượng nghị sĩ bang Iowa (Hoa Kỳ), Charles Grassley nói rằng “Nhiên liệu sinh học” sẽ đem lại cho nông nghiệp tầm quan trọng mới như một nhà sản xuất năng lượng cũng như lương thực và tơ sợi. Đó sẽ là một sự thắng lợi, một vị thế và một điều lành cho sự độc lập về năng lượng, cho sự thịnh vượng kinh tế và cho môi trường của Mĩ” Sản xuất năng lượng sinh học liệu có cứu được nền nông nghiệp Mĩ? Liệu có chấm dứt được sự phụ thuộc của Mĩ vào dầu lửa, bảo vệ môi trường và giữ thực phẩm trên bàn ăn của mọi người? Có lẽ là không. Nhiên liệu sinh học không phải là “con bò vàng” mà người ta hứa hẹn với nông dân. Bởi nguồn năng lượng này kém hiệu quả hơn và không “sạch hơn” dầu mỏ. Phát triển chúng sẽ đẩy giá lương thực tăng cao và hậu quả là người nghèo thậm chí còn có nguy cơ đói nghèo lớn hơn. Các rừng mưa nhiệt đới sẽ bị tàn phá và trở thành đất trồng, nông dân nghèo khắp thế giới sẽ tiếp tục mất đất đai cũng như quyền sản xuất lương thực và tất cả chỉ để phục vụ cho cơn khát nhiên liệu của thế giới.
Nhiên liệu sinh học liệu có thể thay thế một lượng đáng kể nhiên liệu hoá thạch? Có lẽ không. Nếu vào năm 2006, chúng ta dành toàn bộ các vụ ngô của Mỹ để sản xuất Etanol, chúng ta sẽ chỉ thay thế được 12% lượng xăng dầu sử dụng. Nếu chúng ta trồng dành toàn bộ đất đai của quốc gia này chuyên trồng ngô cũng chỉ thay thế được 80% lượng xăng dầu sử dụng. Nếu Cơ quan Quản lý Thông tin Năng lượng Mĩ ước tính đúng, cho tới năm 2030 nước Mĩ có khả năng sản xuất 700,000 thùng Etanol một ngày, chúng ta sẽ thành công trong việc đáp ứng xấp xỉ 6% nhu cầu năng lượng giao thông.
Liệu Ethanol có thực sự là nguồn nhiên liệu tái chế? Có lẽ không. Một bài báo trên tạp chí Khoa Học năm 2006 đã chỉ ra rằng dựa trên những công trình nghiên cứu ở Đại học Berkeley, chỉ có từ 5 đến 26% năng lượng trong etanol là “có khả năng tái chế”. Nhiên liệu hoá thạch cần phải được phát triển còn sản xuất Etanol thực tế không đem lại nhiều giá trị về năng lượng.
Nhiên liệu sinh học có thực sự tốt cho môi trường? Có thể là không. Dữ liệu từ trường Đại học Edinburg chỉ ra rằng những nhiên liệu sinh học tạo ra hàm lượng Nitơ oxit cao, một khí nhà kính mạnh gấp 300 lần CO2. Xét một cách tổng quát, so với nhiên liệu hoá thạch, chúng tạo ra thêm 70% các khí nhà kính.
Chúng ta có thể sản xuất ở mức cao các vụ mùa năng lượng mà không tác động đến nguồn cung cấp lương thực và giá cả thế giới không? Có thể là không. Theo Viện nghiên cứu chính sách lương thực quốc tế tại Washington, sản xuất nhiên liệu sinh học có thể đẩy giá lương thực tăng khoảng 20 – 40%.
Việc sản xuất nhiên liệu sinh học phụ thuộc vào hàng tỉ đô la tiền trợ cấp chính phủ dưới hình thức bảo lãnh vay nợ cho việc xây dựng các nhà máy sản xuất nhiên liệu sinh học, miễn thuế cho nhiên liệu sinh học và bồi thường trực tiếp cho người nông dân. Một nghiên cứu năm 2006 do viện Quốc tế Phát triển bền vững đã chỉ ra rằng với giá trợ cấp là 1,05 – 1,08 đô la một Gallon Ethanol được sản xuất, tổng trợ cấp là 7 tỉ đô la. Chúng ta đang sẵn sàng chi bao nhiêu tiền và cho cái gì?
Có thể nói, nhiên liệu sinh học chỉ là mang cái mác bảo vệ môi trường và một giải pháp mơ hồ cho kết cục dầu giá rẻ. Khi ai đó coi trọng hệ thống nông – công nghiệp điều cần thiết cho sản xuất của họ, sẽ thấy nhiên liệu sinh học là bất cứ thứ gì song không bền vững. Giá nguyên liệu đầu vào đắt đỏ, phân bón và các hạt giống tạo ra từ công nghệ sinh học sẽ thách thức lợi nhuận của nông trong khi những nông dân nghèo sẽ tiếp tục bị mất đất để lấy chỗ cho độc canh ngô, đậu nành, mía đường và cọ dầu. Giá cả lương thực sẽ leo thang, nạn đói nghèo sẽ gia tăng và chúng ta sẽ không tiến gần hơn tới sự độc lập về năng lượng hoặc những nguồn nhiên liệu có khả năng tái chế đích thực.
Hiện tại Tổng thống và Quốc hội, thông qua các dự luật Nông nghiệp và Năng lượng, bắt buộc chúng ta phải bước vào nền sản xuất khổng lồ các vụ mùa năng lượng và tin rằng chúng ta có thể sống cuộc sống hằng ngày mà không cảm thấy đau đớn, chúng ta làm gì đây? Chúng ta cần các giải pháp năng lượng: các tiêu chuẩn cứng rắn cho nhiên liệu xe cộ, hệ thống phương tiện giao thông mới, nhiên liệu tái sinh thực sự như mặt trời hay gió, duy trì các cam kết bảo tồn và tái chế và điều đó sẽ phải làm ngay bây giờ không phải là một “lời hứa từ thiên đường” vào 2030.
Vì vậy, khi chúng ta lái xe tới siêu thị và phàn nàn về giá cả cao, sau đó vẫn tiếp tục sử dụng nhiên liệu SUV, liệu chúng ta có nghĩ về 50% dân số thế giới sống dưới mức 2 đô la một ngày? Chúng ta thậm chí có xem xét rằng khi chúng ta mua tích trữ nhiên liệu sinh học, chúng ta cũng lấy đi quyền kiểm soát lương thực của họ và có thể đã khống chế họ trong một đạo luật vô lý?