ThienNhien.Net – Theo báo cáo đầu năm 2007, Bộ năng lượng Mỹ đã liệt kê 151 nhà máy nhiệt điện đang trong giai đoạn lập kế hoạch và đã nói đến sự phá hủy của nhiệt điện. Và trong suốt năm 2007, 59 nhà máy nhiệt điện ở Mỹ được đề xuất đã bị từ chối cấp phép. Thêm vào đó, hơn 50 nhà máy than bị đóng cửa, đang gây ra nhiều tranh luận trong các phiên tòa.
Nghành công nghiệp nhiệt điện than đá tại Mỹ đang bị cô lập trên quy mô lớn do ảnh hưởng của những làn sóng phản đối ở diện rộng của các tổ chức môi trường, bảo vệ sức khỏe, nông nghiệp và cộng đồng – thậm chí cả chính quyền một số bang. Theo kết quả cuộc thăm dò ý kiến của Hiệp hội Nghiên cứu đánh giá Nguồn điện ưa dùng vào tháng 09/2007 thì chỉ có 3% số người được hỏi chọn nhiệt điện chạy bằng than đá.
Đó là thất bại chính của ngành công nghiệp này đầu năm 2007, đặc biệt khi các nhóm môi trường thuyết phục chính quyền bang Texas giảm số lượng các nhà máy nhiệt điện từ 11 xuống còn 3. Và hiện nay thậm chí 3 nhà máy đã đề xuất có thể gặp thách thức trong việc cấp phép. Trong lúc đấy, trọng điểm năng lượng ở bang Texas đang được thay thế bằng năng lượng gió. Bang này đang lập kế hoạch xây dựng một nhà máy năng lượng gió có công suất 23,000 Megawat (bằng 23 nhà máy nhiệt điện).
Trong tháng 05/2007, Ủy ban cộng đồng của Florida cũng đã từ chối cấp phép một nhà máy nhiệt điện chạy bằng than lớn với số vốn 5,7 tỉ đô la, và công suất 1.960 Megawat bởi vì vệc xây dựng nhà máy chưa chắc sẽ có lợi so với đầu tư vào duy trì hiệu quả các nguồn năng lượng có thể tái tạo được. Lý lẽ này được Earthjustice, một nhóm môi trường phi lợi nhuận tuyên truyền rộng rãi tới công chúng, đã phản đối bất kỳ nhà máy nhiệt điện nào ở Florida.
Bên cạnh đó, Thống đốc bang Florida cũng đang chống đối tích cực việc xây dựng các nhà máy than mới, đồng thời ông cũng công bố kế hoạch của bang là xây dựng nhà máy năng lượng nhiệt – mặt trời lớn nhất thế giới.
Lý do chủ yếu của việc chống lại các nhà máy than là do nó có liên quan đến sự thay đổi khí hậu. Mặt khác, do giá cả xây dựng tăng cao cùng sự gia tăng các vấn đề sức khỏe liên quan đến phát thải thủy ngân và ô nhiễm không khí từ các nhà máy nhiệt điện đã làm 23.600 người chết ở Mỹ mỗi năm.
Tuy nhiên, một vài nghiên cứu lại chỉ ra một loại vật liệu có khả năng thu giữ khí Carbon dioxit (CO2) từ các ống khói nhà máy than và chứa trong nền đất, như thế hy vọng ngành công nghiệp này còn được tồn tại. Nhưng vào ngày 30/01/2008, chính quyền Bush đã ngăn chặn sự thành lập 13 nhà máy nhiệt điện ở Illinois dù chúng có gắn thiết bị thu giữ và cô lập carbon trong đất. Việc từ chối đã cho thấy rằng kỹ thuật mới này không mấy được quan tâm.
Mặt khác, kỹ thuật đó cũng đang bị từ chối cấp phép cho các nhà máy than vì chưa một khảo sát nào chứng minh được rằng việc ứng dụng nó có tăng hiệu quả sử dụng điện hay không.
Câu lạc bộ Sierra, một nhóm hoạt động môi trường hàng đầu về vấn đề này, đang làm việc với hàng trăm nhóm địa phương để phản đối các nhà máy nhiệt điện ở từng bang. Những nhóm khác bao gồm Mạng hoạt động rừng nhiệt đới, Hội bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường cũng đang tích cực dấy lên phong trào “Chống nhiệt điện”.
Hiện tại, một số bang đang liên kết với nhau cùng hành động để làm giảm bớt lượng phát thải từ carbon, đồng thời để chống đối lại việc xây dựng các nhà máy than ở các bang khác. Một ví dụ minh chứng, cuối năm 2006, viện chưởng lý của California, Wisconsin, New York, và vài bang Đông Bắc khác đã viết thư tới Ủy ban y tế ở Kansas, yêu cầu họ từ chối cấp giấy phép cho 2 nhà máy than mới với công suất 700 Megawat. Những giấy phép bị từ chối, có trích dẫn rằng khí carbon dioxit là một chất gây ô nhiễm không khí và cần phải được điều chỉnh, như được xác định trong một tòa án luật tối cao tháng 04/2007.
Tháng 07/2007, Citigroup đã hạ giá cổ phần công ty than và khuyến cáo rằng các khách hàng của nó nên chuyển sang cổ phần năng lượng khác. Tháng 01/2008, Merrill Linch cũng hạ giá cổ phần than. Đầu tháng 02/2008, các ngân hàng đầu tư Morgan Stanley, Citi và J. P. Morgan Chase đã công bố rằng bất kỳ sự cho vay nào trong tương lai cho nhiệt điện sẽ phụ thuộc vào vật liệu thu giữ CO2, chứng minh rằng các nhà máy đó cho hiệu quả kinh tế với giá cao hơn, đồng thời kí kết các hạn chế về phát thải Carbon của liên bang. Ngày 13/02/2008, Ngân hàng Mỹ đã công bố sẽ hành động theo các Ngân hàng khác.
Tháng 08/2007, ngành công nghiệp than đá đã phải chịu thất bại nặng nề khi lãnh đạo Harry Ried của Thượng viện Mỹ ở Nevada, tuyên bố chống đối ba nhà máy nhiệt điện ngay trong bang của mình, và ông sẽ chống lại tới cùng việc xây dựng nhà máy nhiệt điện tại bất cứ nơi đâu trên thế giới. Các ngân hàng đầu tư và các nhà lãnh đạo chính trị cũng đang bắt đầu đồng tình với các nhà khoa học khí hậu, như James Hansen của NASA đã nói rằng việc xây dựng các nhà máy nhiệt điện là vô nghĩa khi chúng ta sẽ phải san phẳng chúng trong vài năm tới.
Đầu năm 2008, Đại biểu Henry Waxman của California đã công bố dự định của ông là “đưa việc tạm ngừng hoạt động các nhà máy nhiệt điện vào bộ luật theo Chương trình không khí sạch cho đến khi EPA hoàn thành các quy định về phát thải khí nhà kính từ các nguồn của nó”.
Nếu lệnh ngừng hoạt động quốc gia được Quốc hội Mỹ thông qua, nó sẽ đánh dấu sự bắt đầu việc chấm dứt nhiệt điện tại nước Mỹ. Ông Henry Waxman nói: “Trong cuốn sách mới của chúng tôi, “Kế hoạch B 3.0: Huy động để giữ gìn nền văn minh”, tôi đề xuất giảm phát thải 80% Carbon trước năm 2020. Bước đầu sẽ dừng việc xây dựng bất kỳ nhà máy nhiệt điện mới nào tại Mỹ”.
Nếu nước Mỹ đánh thuế việc xây dựng nhà máy nhiệt điện như Đan mạch và New Zealand đã làm, nó sẽ gửi một tín hiệu mạnh cho nước còn lại trên thế giới, ủng hộ nỗ lực giảm phát thải Carbon.
Và Mỹ cũng tuyên bố sẽ nhanh chóng khai thác và phát triển những nguồn năng lượng có thể tái tạo được, như gió, mặt trời, và địa nhiệt…, để giảm dần sự tồn tại của các nhà máy nhiệt điện.