ThienNhien.Net – Baku, thủ đô của Azerbaijan đang được coi là thành phố bẩn nhất thế giới vì phải đương đầu với sự ô nhiễm tới nghẹt thở. Nguồn nước hôi hám, những ao nước đầy dầu và sự ô nhiễm không khí bắt nguồn từ việc khoan đầu và vận tải hàng hải đang đe dọa tới cuộc sống của người dân nơi đây.
Môi truờng ở Baku tồi tệ như vậy, nhưng nó không phải là thành phố duy nhất. Những cột khói đen xì, mưa axit và nước cống chảy tràn lan là một phần cuộc sống hằng ngày của người dân ở 25 thành phố khác có trong danh sách những thành phố bẩn nhất thế giới. Những ảnh hưởng của nó lên sức khỏe và tuổi thọ trung bình của người dân là không thể nhận thấy ngay.
Dựa vào bảng xếp hạng về hệ thống xử lý nước thải và các vấn đề sức khỏe con người năm 2007, có thể biết những thành phố nào được coi là bẩn nhất trên thế giới. Trong báo cáo năm 2007 về chất lượng cuộc sống, có tới 215 thành phố trên toàn cầu bị xếp vào loại ô nhiễm nhất. Những tiêu chuẩn xếp hạng gồm có: mức ô nhiễm không khí, việc kiểm soát rác thải, nước uống, dịch vụ bệnh viện, sự cung ứng về y tế và bệnh truyền nhiễm.
New York được chọn là thành phố chuẩn với 100 điểm. Các thành phố khác được chấm điểm dựa trên sự so sánh với thành phố này. Theo HSR (Health and Sanitation Rankings), số điểm được sắp xếp từ thành phố ô nhiễm nhất – Baku, Azebaijan – 27,6 điểm tới thành phố ít ô nhiễm nhất trong danh sách – Calgary, Canada – 131,7 điểm.
Với bầu không khí nhiễm độc bụi chì, Dhaka, Bangladesh xếp ở vị trí thứ 2 trong danh sách trên. Tình trạng giao thông đông nghẹt ở thủ đô này tiếp tục trở nên tồi tệ khi một lượng lớn các khí ô nhiễm, gồm cả bụi chì, được thải ra hằng ngày từ các phương tiện đi lại. Ngân hàng Thế giới đã lên kế hoạch tài trợ cho dự án Kiểm soát chất lượng không khí ở thành phố này.
“Nói về ô nhiễm không khí là cách dễ dàng nhất để có thể tạo ra sự quan tâm đến sức khỏe của mọi người, bởi chúng ta luôn phải hít thở và có đủ loại chất gây hại tồn tại trong không khí ở những thành phố trên.” Ông Richard Fuller, người sáng lập Viện Blacksmith ở New York, một tổ chức phi lợi nhuận chuyên giải quyết những vấn đề ô nhiễm trong quá trình phát triển thế giới đã nói. “Trên thực tế, con đường nhiễm đôc chì là do các hạt lơ lửng trong không khí. Vì vậy ở những vùng ô nhiễm không khí nặng, việc hạn chế tác hại của những hạt bụi trên sẽ tạo ra một sự khác biệt.”
Đứng thứ 3 và 4 trong danh sách những thành phố ô nhiễm nhất lần lượt là thủ đô Antananarivo, Madagascar và Port au Prince của Haiti. Cả hai thành phố này đều phải đối mặt với thách thức của sự gia tăng dân số thành thị nhanh chóng và sự gia tăng đó đòi hỏi một sự quản lí chất thải và nguồn nước có hiệu quả.
Thành phố Mexico (Mexico) đứng thứ 5 trong danh sách. Người dân có thể buộc các ngành công nghiệp ô tô phải chịu trách nhiệm về sự phát thải không khí tồi tại thành phố này. Bởi vì mức khí ozone tại đây đã vượt mức tiêu chuẩn của WHO tới 300 ngày trong một năm. Nhưng mọi việc đã có thể tồi tệ hơn thế.
Theo Ông Dave Calkins, người sáng lập ra Nhóm bảo vệ chất lượng không khí ở dãy núi Nevada đồng thời là cựu giám đốc chi nhánh về không khí của Cục bảo vệ môi trường Mỹ, San Francisco, cho biết: “Trên thực tế gần đây, thành phố Mexico đã có những hoạt động cải thiện trong vấn đề ô nhiễm không khí. Chính phủ cũng đã làm được nhiều việc, họ vận động một chiến dịch nhằm mục đích để người dân biết được vấn đề ô nhiễm vẫn còn tồn tại.”
Ông Slagin Parakatil, nhà nghiên cứu ở Mercer, cho rằng: “Kinh tế cũng phải chịu hậu quả. Chi phí chăm sóc sức khỏe và sự suy giảm sản phẩm đang kéo lê nền kinh tế. Các công ty đang phải đối mặt với chi phí đóng gói khi các công nhân và gia đình của họ di chuyển tới các thành phố này”. Việc phân tích lợi nhuận cho thấy phải đưa ra một quá trình làm sạch. Theo như nghiên cứu của Water Aid, cứ 1$ dùng để tăng phúc lợi, thì sẽ có lợi ích tương đương với 9$ để giảm chi phí chăm sóc sức khỏe và tăng lượng sản phẩm.
“Nếu bạn làm những phép tính để làm sạch những nơi ô nhiễm nhất, chúng sẽ cho thấy giá cả thật sự. Đó là quy luật 90/10. Để làm được 90% công việc ấy thì chỉ cần 10% số tiền phải bỏ ra để làm sạch. Và để làm nốt 10% việc làm sạch còn lại phải bỏ ra 90% tổng số tiền. Với một việc không lớn, chúng ta có thể làm được một điều để cứu rất nhiều người khác.” Ông Fuller nói.
Phóng sự ảnh: 25 thành phố bẩn nhất thế giới