ThienNhien.Net – Đáp lại sự cảnh báo trong bản báo cáo của TRAFFIC: “Khái quát về quy định buôn bán rùa nước ngọt và rùa cảnh ở Jakarta, Indonexia” công bố vào tháng 01/2008, chính phủ Indonexia đã nhanh chóng thắt chặt các quy định về nhập khẩu các loài rùa cạn và rùa nước ngọt quý hiếm vào nước này.
Báo cáo này của TRAFFIC đã nêu bật lên tình hình buôn bán bất hợp pháp tràn lan các loài rùa cạn và rùa nước ngọt làm động vật cảnh ở thủ đô Jakarta của Indonesia. Các nhân viên điều tra của TRAFFIC đã tìm thấy tổng cộng 48 loài rùa cạn và rùa nước ngọt được bán ở đây, trong đó hơn một nửa là các loài rùa quý hiếm, bao gồm 5 loài có tên trong phụ lục I của công ước CITES. CITES là Công ước về buôn bán quốc tế các loài động thực vật hoang dã có nguy cơ bị tuyệt chủng).
Sau vụ phát giác này, chính phủ Indonexia đã phải viết một báo cáo trình lên Ủy ban điều hành CITES (các cơ quan chính phủ chịu trách nhiệm cho việc thi hành công ước CITEs) bao gồm Ấn Độ, Madagascar, Trung Quốc, Mỹ, Brazil, Peru, Chilê, Ecuador, Guatemala và ban thư ký của CITES về tình hình buôn bán động vật hoang dã tại quốc gia này. Tiếp đó, một lệnh cấm nhập khẩu cũng được ban hành.
Theo đó, kể từ ngày 01/03/ 2008, tất cả các loài rùa cạn và rùa nước ngọt có trong công ước CITES muốn nhập khẩu vào lãnh thổ Inđônêxia cần có giấy phép xuất khẩu của quốc gia đó, nếu không sẽ bị thu hồi. Trong khuôn khổ công ước CITES, những loài có trong phụ lục II của hiệp ước này sẽ không cần giấy phép nhập khẩu trừ trường hợp luật pháp quốc gia có quy định này. Các quốc gia xuất khẩu cũng cần phải thông báo cho chính phủ Indonexia trước khi ban hành các giấy phép xuất khẩu.
Ông Azrina Abdullah, giám đốc TRAFFIC Đông Nam Á nói rằng “Đây là một hành động dứt khoát và nhanh chóng của chính phủ nhằm dập tắt hoạt động buôn bán bất hợp pháp các loài rùa cạn và rùa biển đang bị đe dọa”. Chính phủ nước này cũng vừa trình lên Ủy ban điều hành CITES một kế hoạch đăng ký quyền sở hữu đối với các loài rùa cạn và rùa biển ở Indonexia.
Các quy định mới sẽ mang lại nhiều lợi ích cho các loài đang bị đe dọa như loài Rùa phát sáng Geochelone radiata và Rùa sao Ấn Độ Geochelone elegans. Đây là hai trong số những loài rùa đang bị buôn bán nhiều nhất và có trong phụ lục I và II của công ước CITES, đồng thời cũng đang được bảo vệ tại nhiều vùng lãnh thổ của họ.
Sau vụ phát giác này, chính phủ Indonexia đã phải viết một báo cáo trình lên Ủy ban điều hành CITES (các cơ quan chính phủ chịu trách nhiệm cho việc thi hành công ước CITES) bao gồm Ấn Độ, Madagascar, Trung Quốc, Mỹ, Brazil, Peru, Chilê, Ecuador, Guatemala và ban thư ký của CITES về tình hình buôn bán động vật hoang dã tại quốc gia này. Tiếp đó, một lệnh cấm nhập khẩu cũng được ban hành.
Theo đó, kể từ ngày 01/03/ 2008, tất cả các loài rùa cạn và rùa nước ngọt có trong công ước CITES muốn nhập khẩu vào lãnh thổ Inđônêxia cần có giấy phép xuất khẩu của quốc gia đó, nếu không sẽ bị thu hồi. Trong khuôn khổ công ước CITES, những loài có trong phụ lục II của hiệp ước này sẽ không cần giấy phép nhập khẩu trừ trường hợp luật pháp quốc gia có quy định này. Các quốc gia xuất khẩu cũng cần phải thông báo cho chính phủ Indonexia trước khi ban hành các giấy phép xuất khẩu.
Ông Azrina Abdullah, giám đốc TRAFFIC Đông Nam Á nói rằng “Đây là một hành động dứt khoát và nhanh chóng của chính phủ nhằm dập tắt hoạt động buôn bán bất hợp pháp các loài rùa cạn và rùa biển đang bị đe dọa”. Chính phủ nước này cũng vừa trình lên Ủy ban điều hành CITES một kế hoạch đăng ký quyền sở hữu đối với các loài rùa cạn và rùa biển ở Indonexia.
Các quy định mới sẽ mang lại nhiều lợi ích cho các loài đang bị đe dọa như loài Rùa phát sáng Geochelone radiata và Rùa sao Ấn Độ Geochelone elegans. Đây là hai trong số những loài rùa đang bị buôn bán nhiều nhất và có trong phụ lục I và II của công ước CITES, đồng thời cũng đang được bảo vệ tại nhiều vùng lãnh thổ của họ.