“Hoa lửa” chính là loại san hô đỏ, giá thành có thể lên tới 2 triệu mỗi kg mà cũng không có để mua. Tại thành phố Nha Trang (Khánh Hòa), “hoa lửa” có thể còn bị tẩm hóa chất để bán cho dân chơi dạt về nếu không rành, trong khi đó tài nguyên biển đang có nguy cơ cạn kiệt.
Theo truyền thuyết, san hô đỏ được hình thành do tắm máu của những người không may bỏ mạng dưới lòng biển sâu. Do có màu đỏ như màu máu nên san hô đỏ có biệt danh “hoa lửa” từ đó.
Ông Bảy Thước năm nay đang ở tuổi tri thiên mệnh kể rằng, ngày còn sống, ông Năm Yersin mỗi khi rảnh thường lặn xuống biển ngắm san hô đỏ. Phát hiện chỗ nào là ông lập tức thông báo cho các ngư dân tránh “hoa lửa” ra. Thời ấy, ai cũng yêu quý ông nên không ai hề đụng tới nó. Và cũng bởi, thời ấy san hô chắc không có giá trị như bây giờ.
Đến chợ Đầm Nha Trang, nơi bán đủ loại thủy hải sản từ ướt đến khô để tìm mua loại san hô đỏ. Một bà chủ mập ú tên Thanh, sau khi nhìn khách lạ từ đầu tới chân, nói: “Một kí 2 triệu lận, bớt 10.000đ cũng không bớt đâu nha, không mua thì thôi!”.
Bà này ra phía sau, lấy ra một túi ni lon. Bà mở cho khách coi những san hô đỏ nho nhỏ, dạng từng thỏi, bay mùi hắc như tảo biển rồi bảo: “Sáng mở hàng, bán cho mấy chú, chứ không là 2 triệu rưỡi đó, Việt kiều về tìm mua rần rần mà tui cũng không có hàng đâu. Được hôm nay chú may quá nên đến mà tui còn hàng đó, chứ mấy hôm là hết sạch rồi!”.
Chiều đến, khu Trần Phú – Cầu Đá nhộn nhịp hẳn bởi nơi đây có Viện Hải dương học và bến cảng để đi thuyền ra các đảo. Một ông khách Tây thoải mái bảo bằng một giọng lơ lớ: “Có san hô trong người thì good!”. Vào trong những quán đồ sầm uất ở đây, các chị chủ cho đến anh chủ đều ngó qua ngó lại xem có ai thấy ông.
Thấy khách, một bà chủ nọ tên Q. vẫy tay. Hỏi mua san hô đỏ, bà không ngần ngại mở tủ lạnh ra lấy cho khách xem một túi san hô đỏ chừng vài lạng, lành lạnh và nằm dưới những con đẻn (rắn biển) trong khoang lạnh. Lấy lí do ít quá, cần mua nhiều về thành phố Hồ Chí Minh tặng bạn bè, bà chủ này bảo: “để ở đây là tượng trưng thôi, cần mấy cứ gọi chị, sẽ có tất”.
Tàn sát để có tiền
“Hoa lửa” theo nhiều người nếu để trong người sẽ trừ âm, khử tà, để trong nhà thì làm ăn tấn tới. Vì thế, cho nên nhiều đại gia hiện nay lấy việc “săn” san hô đỏ là cái thú. Thậm chí ai có nhiều hơn thì ở đẳng cấp “prô” hơn. Có người còn ngâm rượu uống cho… bổ béo.
Trong khi đó, theo nhiều nhà chuyên môn, “hoa lửa” còn có thể bào chế nhỏ để chữa được một số căn bệnh nan y. Ngoài ra, nó còn có nhiều công dụng khác như trang trí nội thất, làm kính.
Vài năm gần đây, san hô đỏ được lung mua rất dữ dội song hành cùng việc tàn sát nếu thấy ở đáy biển. TS Võ Sỹ Tuấn, Viện Hải dương học Nha Trang kể rằng, năm 1976, Nhật còn cho thuyền qua Việt Nam để khai thác san hô đỏ.
Tại cảng cá Nha Trang, dưới chân cầu Trần Phú, anh Thắng – một người dân thật thà nói: “Đánh cá có mùa cũng không có ăn đâu, nếu biết nơi nào có san hô đỏ mà tàu đi qua, sau khi uống vài chén mắm cho đỡ lạnh, anh em tụi tôi nhảy xuống liền, nhưng giờ nó hiếm lắm, nhiều người đặt mìn quá mà!”.
Thôn Cát Lợi với hơn 200 hộ, nhưng theo Trưởng thôn Huỳnh Văn Trang có phân nửa là người đi biển. Thấy nhiều người đang đục lỗ san hô để thả xuống biển tại các đìa tôm, anh Bạc- một ngư dân thâm niên trong nghề đi “săn” san hô bảo: “Loại này nó lì lắm, phải đặt mìn trong các hốc san hô rồi nổ mới mang được nó về đó”. Và với kiểu khai thác này thì tài nguyên biển này sẽ có lúc bị tận diệt vì con người.
Ông Lê Tấn Bản, Chi cục trưởng Chi cục Quản lý nguồn lợi thủy sản (Sở Thủy sản Nha Trang) cho biết: San hô đỏ nằm trong Sách Đỏ Việt Nam, Chi cục có vài chiếc thuyền vẫn thường xuyên kiểm tra nhưng người dân vẫn lén lút khai thác. Khi bị phát hiện, họ sẵn sang tẩu tán tất cả xuống biển.