Cúm gà tại Đông Ấn Độ: Cuộc tàn sát vô nghĩa?

ThienNhien.Net – Trong khi Việt Nam công bố cúm gia cầm bùng phát trở lại, tại khu vực Đông Ấn thuộc phía Tây Bengal (giáp biên giới phía Tây của Bangladesh) người ta đã tiến hành một cuộc tiêu huỷ gia cầm lớn. Một số ý kiến nhận định đây là một bằng chứng rõ ràng về thất bại của sự phản ứng toàn cầu đối với cơn khủng hoảng cúm gia cầm. Nhiều năm qua, từ khi dịch cúm H5N1 xuất hiện, và cho tới nay chúng ta vẫn thấy dịch cúm chưa hề rời khỏi khu vực Tây Bengal.

Trong giây lát, một trong những khu vực năng động nhất về chăn nuôi gia cầm đã bị phá huỷ. Một đàn vật nuôi giá trị về đa dạng sinh học đã bị tiêu diệt và các khu vực sinh sống của hàng triệu gia đình nghèo đã bị đẩy đến bờ vực đe dọa. Điều này không chỉ là kết quả của dịch cúm mà còn là do các giải pháp mà chính quyền đưa ra. Ba tuần sau khi dịch cúm được xác nhận vào ngày 15/01/2008, chiến dịch thu hồi và tiêu huỷ gia cầm nhiễm bệnh đã được phát động ồ ạt, với số gia cầm bị thu hồi lên đến 3,7 triệu con. Con số này chắc chắn còn tiếp tục tăng.

Chính phủ Ấn Độ đã ra chỉ thị trực tiếp tới các khu vực lân cận nhằm thu hồi tất cả gia cầm trong phạm vi vành đai 5 km quanh khu vực Tây Bengal. Tuy nhiên, chiến dịch thu hồi này đang gặp sự phản kháng của các nông dân nuôi gia cầm tại Orissa, một trong những khu vực lân cận Tây Bengal vì họ cho rằng việc thu hồi sẽ phá huỷ khu vực sống của họ và sự đa dạng của gia cầm nơi đây, và rằng những biện pháp thu hồi chỉ khuyến khích xu hướng nhập gia cầm lậu từ nơi khác đến.

Việc phản đối cũng xảy ra tương tự tại Tây Bengal. Trong suốt đợt thu hồi gia cầm nhễm bệnh đầu tiên, các chủ gia cầm đã từ chối tham gia do tiền bồi thường thấp, đồng thời họ cũng gây náo động khi lên án một số quan chức địa phương đã cắt giảm một lượng lớn tiền bồi thường. Một vài đội đi thu hồi thậm chí còn ngừng công việc để phản đối áp lực từ chính quyền địa phương do kí giấy chứng nhận sai để làm nhanh xác nhận bồi thường.

Những báo cáo cũng cho thấy các đội thu hồi đã để các bao tải gia cầm thối rữa trên đồng ruộng và những người dân gần đó, thậm chí những người tham gia thu hồi còn không được trang bị đầy đủ để bảo vệ bản thân. Điều đó đặt ra câu hỏi về giá trị của việc thu hồi cũng như ý nghĩa của việc bảo vệ sức khỏe con người. Tình hình còn tồi tệ hơn tại Bangladesh , bấp chấp 1 chiến dịch thu hồi lớn, dịch cúm đã lan rộng tới hơn một nửa đất nước từ 03/2007.

Biện pháp với dịch cúm gia cầm tại Tây Bengal cần được xem xét, đó là: một quyết định mang tính chính trị để bảo vệ quyền lợi của các nhà sản xuất gia cầm lớn với chi phí của một mô hình nhỏ. Tại Ấn Độ, nhờ có sự ủng hộ lớn từ phía chính phủ, việc chế biến gia cầm vấn đang gia tăng với tỉ lệ gần 20% mỗi năm, với hầu hết việc mở rộng chế biến theo quy mô lớn, phần lớn là cho xuất khẩu, ở giữa những khu vực phát triển thịnh vượng và với những người sản xuất quy mô nhỏ.

Tình hình cũng không khác tại Tây Bengal, nơi có số lượng các nhà máy lớn về gia cầm đang được thành lập trong những năm gần đây. Lớn nhất là Arambagh Hatcheries, nằm trong nhóm Nông Thương B.K Roy, có một vai trò quan trọng trong thị trường xuất khẩu hiện nay, như Nhật Bản, Trung Đông và có mối quan hệ tốt về chính trị trong nội địa. Nhằm duy trì thương mại mở, một công ty như Arambagh không thể hoạt động tại nơi cúm gia cầm đang hoành hành – vì thế đã có một cuộc truy quét lớn nhằm “đẩy” dịch bệnh đi.

 
Thu hồi gia cầm chết ở Đông Ấn (Ảnh: Nhật báo Thượng Hải).

Đây là một thực tế của các trang trại nuôi gia cầm tổ hợp mà cộng đồng cần quan tâm: nếu một công ty gia cầm được thành lập trong hay gần nơi bạn sống, khi dịch cúm gia cầm bùng phát, dù gia cầm của bạn có bị ảnh hưởng hay không, chúng cũng sẽ bị thu hồi và các thủ tục thường làm có thể còn nằm ngoài vòng pháp luật. Việc thu hồi tại Tây Bengal đang được tiếp tục bằng việc cấm chế biến gia cầm quy mô nhỏ trong 3 tháng.

Có một điều mà người dân Tây Bengal có thể chắc chắn đó là dịch cúm gia cầm sẽ bùng phát trở lại, dù nó từng ra đi. Vi khuẩn này, cũng giống như các bệnh dịch khác đang hình thành tại các khu công nghiệp chế biến ở Châu Á. Thái Lan, Indonexia, Trung Quốc và Việt Nam đều đã phải đối mặt với bệnh dịch này. Riêng Ấn Độ, họ đã đối mặt kiểm soát.

Nghịch lý là yếu tố chủ chốt để quản lý dịch cúm hiệu quả tập trung vào việc nuôi gia cầm quy mô nhỏ lại đang bị phá huỷ bởi chính các biện pháp đối phó. Điểm thuận lợi lớn của những phương pháp truyền thống này đối với cúm gia cầm là chúng có quy mô nhỏ và mang tính địa phương – phục vụ chủ yếu cho các thị trường địa phương và sử dụng các giống cùng với nguyên liệu địa phương. Tất cả sẽ giúp khoanh vùng bệnh dịch và ở cấp độ thấp. Bệnh dịch tất nhiên là một vấn đề nhưng với sự giúp sức, nông dân có thể kiểm soát chúng không quá khó.

Không may là tại Tây Bengal, cũng như tại hầu hết các khu vực trên thế giới, chính phủ không ủng hộ mô hình này, bỏ qua nó như một vấn đề không đáng bàn đến và không đáng nhận sự ủng hộ từ phía các công ty gia cầm, thậm chí các biện pháp quy mô nhỏ này đã đang phục vụ nhu cầu thực phẩm cho các thị trường nông thôn và đô thị.

Thay vào đó, mục tiêu của hầu hết các chương trình phát triển gia cầm là mở rộng các trang trại chăn nuôi gia cầm nhỏ và giúp nông dân sử dụng các nguyên liệu có giá trị sản lượng cao được cung cấp từ các công ty gia cầm lớn. Không nên quên rằng việc bùng nổ dịch cúm gia cầm tại Tây Bengal bắt nguồn từ một cơ sở ấp trứng của nhà nước. Và cũng giống như các đợt bùng phát khác, cúm gia cầm chỉ chuyển dịch từ một khu vực đã cách ly đến một nông trại lớn, nơi nó nhanh chóng lan rộng qua rất nhiều con đường – từ việc bán trứng, gà con hay gà đẻ, việc buôn bán các loại gia cầm, đổ rác, việc di chuyển của các công nhân hay thậm chí sự phát tán vi khuẩn trong không khí.

Tuy thế tại Tây Bengal, trong khi khu vực sân sau bị bỏ qua, các trang trại lớn thậm chí là tại các quận bị ảnh hưởng đã đưa ra một biện pháp đặc biệt. Trong thời gian lệnh cấm bán và vận chuyển gia cầm có hiệu lực tại thủ đô Calcutta mà sau đó lan rộng ra toàn đất nước, 12 công ty gia cầm lớn nhất đã được chấp thuận tiếp tục cung cấp cho các chợ trong thành phố và khách sạn nếu họ tôn trọng triệt để tiêu chuẩn an toàn thực phẩm.

Những tiêu chuẩn đó tuy vậy đã không giữ dịch cúm lan ra các trang trại lớn tại Tây Bengal, cũng như tại bang miền Tây của Marahashtra trong đợt bùng phát năm 2006 và Bangladesh nơi dịch bệnh đang có nguy cơ bùng nổ tại các trang trại lớn hơn. Ở Tây Bengal, nguyên nhân về việc bùng phát có thể đã không được báo cáo.

Một năm trước đây, khi tin tức về việc chết hàng loạt gia cầm một cách không bình thường tại một trang trại thuộc sở hữu của Arambagh Hatcheries, công ty đã từ chối tiếp các thanh tra viên, “ Không ai có thể vào cơ sở ấp trứng mà không xin phép trước”. Ngược với sự tự nguỵện chấp hành hoạt động nghiên cứu và tiêu diệt gia cầm bị bệnh tại các làng nghèo.

Biện pháp chính thức với dịch cúm tại Tây Bengal không mang tầm nhìn xa. Các lựa chọn khác cũng đã được tiếp cận với nhiều sắc thái, phản ánh tầm quan trọng và bối cảnh quy mô gia cầm nhỏ tại các bang. Việc cấm vận chuyển gia cầm có thể được tiến hành bằng việc giám sát tập trung và giáo dục, kết hợp với việc thu hồi tại các trang trại bị nhiễm dịch và tiêm chủng, đặc biệt ngay trong những ngày đầu dịch mới bùng phát.

Nó cũng giúp xây dựng hàng rào bảo vệ lâu dài. Và các công ty gia cầm không được cung ứng sẽ phải đóng cửa thị trường xuất khẩu bới sự tồn tại dai dẳng của dịch bệnh dù ở mức độ thấp, nhưng điều này lại giúp bảo vệ quyền lợi của hàng triệu người dân Tây Bengal, những người mà môi trường sống của và việc cung cấp thực phẩm phụ thuộc vào việc chế viến gia cầm quy mô nhỏ.

Một tháng trước khi dịch bùng phát tại Tây Bengal, những vấn đề này còn đang nằm trên bàn hội nghị tại New Delhi. Tuy thế qua việc bùng phát dịch tại Tây Bengal, cộng đồng quốc tế và các chi nhánh liên hợp quốc cũng khó có thể làm ngơ. Nhật Bản và Mỹ đã gặp gỡ các quan chức của bang nhưng chỉ là kiểm tra việc cung cấp hàng xuất khẩu, về phía Mỹ đã đưa ra sự hỗ trợ kỹ thuật, trang thiết bị, và xác minh các kho chất Tamiflu có sẵn cho trẻ em.

Một lần nữa, Tổ chức Nông Lương của LHQ (FAO) phải làm thinh về sự mất mát đa dạng không thể bù đắp khi việc thu hồi là cần thiết và được tiến hành thành công tại các quốc gia khác. Các quan chức của FAO đã đưa ra khá nhiều thông điệp tại hội nghị New Delhi về việc xem xét các ảnh hưởng xã hội của các biện pháp đối phó và tầm quan trọng của việc thu hồi, nhưng chúng đã nhanh chóng bị quên lãng.

Dù sao, không chỉ những vấn đề như vậy còn chồng chất trong cộng đồng quốc tế, mà còn cả việc phán xét sự thiếu khả năng trong giải quyết các tranh chấp quốc tế về vấn đề chia sẻ các mẫu vi khuẩn và vắc xin. Tranh cãi đã bùng nổ vào 02/2007 về các vấn đề trên giữa lợi nhuận của các công ty dược có tiếng, dẫn đầu là Mỹ, Anh và các nước nghèo hơn nhưng bị tổn thất nhiều nhất trong dịch cúm như Indonexia, tuy vậy vấn đề cũng phải được giải quyết. Sự căng thẳng về chính trị thậm chí phải đối mặt trong suốt quá trình dịch cúm bùng phát tại Tây Bengal, khi Ấn Độ buộc tội Bangladesh là không chia sẻ mẫu cúm gia cầm.

Đáng buồn là, những điều đã được thực hiện không đủ để nói về nguồn gốc cuộc khủng hoảng cúm gia cầm trên toàn cầu. Câu chuyện về Tây Bengal sẽ còn được nhắc lại tại nơi và thời điểm dịch bệnh xảy ra tiếp theo.