ThienNhien.Net – 2007 được xem là năm của biến đổi khí hậu (BĐKH) với rất nhiều cuộc trao đổi, tọa đàm diễn ra sôi nổi trên toàn thế giới. Trong đó, đáng chú ý nhất phải kể đến hội nghị Bali – hội nghị thượng đỉnh toàn cầu về BĐKH diễn ra vào đầu tháng 12 tại In-đô-nê-xi-a. Còn chúng ta, những người dân Việt Nam theo dự đoán của thế giới sẽ ảnh hưởng nhiều nhất bởi BĐKH, chúng ta quan tâm và nghĩ gì về thảm họa này.
Vũ Mạnh Hải (Kĩ sư cơ khí):
“Khí hậu biến đổi từng ngày. Nó diễn ra ở khắp mọi nơi và ảnh hưởng đến mọi ngành nghề. Nói riêng ngành cơ khí, BĐKH làm môi trường ẩm hơn. Do đó máy móc cơ khí chóng rỉ hơn và tất nhiên chúng tôi tốn nhiều tiền để bảo trì và thay mới hơn. Tuy nhiên, tôi nghĩ rằng BĐKH tác động đến Việt Nam là không đáng kể và trên thực tế người dân Việt Nam tất bật với công việc hàng ngày hoàn toàn không bận tâm đến vấn đề mà họ cho là còn rất lâu nữa mới xảy ra. Họ còn phải lo cho bản thân, cho gia đình, cho cuộc sống của họ. Vấn đề này cũng giống như vấn đề đội mũ bảo hiểm vậy. Chỉ có đưa thành luật mới khiến người dân quan tâm được”.
Peter Thompson (Giáo viên người Mỹ hiện sống tại Việt
“Rất ít người trên thế giới cũng như Việt
Trần Mỹ Linh (học sinh PTTH ):
“BĐKH là trái đất có một tình trạng nào đó khiến khí hậu bị thay đổi. Nguyên nhân của nó có thể một phần do thiên nhiên và một phần nhỏ là do con người. Thế hệ bọn em rất ít quan tâm đến những vấn đề lớn lao như thế này. Em nghĩ nên có một chương trình giáo dục truyền thông về vấn đề này, chẳng hạn như một chương trình riêng về BĐKH trên truyền hình thì sẽ thu hút hơn.”
Bác Nguyễn Tài Cung (Cán bộ nghỉ hưu):
“BĐKH là một thách thức lớn của toàn thế giới. Nhưng nhiều người vẫn không nhận thức được điều này. Có thể những nhỏ nhặt thường ngày khiến họ không có thời gian để nghe đài, để đọc báo, để xem ti vi như tôi. Song có những người biết đấy, biết rõ đấy nhưng họ vẫn coi như không biết vì họ còn có những lợi ích kinh tế trước mắt lớn lao hơn. BĐKH còn xa lắm, họ còn rất nhiều điều hiển hiện trước mắt cần quan tâm hơn là vấn đề xa vời ấy. Thay đổi quan niệm ư? Phải dần dần, phải từ từ mà điều đấy phải cần làm mạnh, làm gắt. Trước mắt là tuyên truyền giáo dục. Sau thì cần đưa thành chiến lược, thành qui định thậm chí ban hành luật.”
“BĐKH làm thời tiết nóng hơn. Như vậy, chúng ta sẽ phải tốn nhiều tiền hơn để mua điều hòa, mua tủ lạnh, mua quạt hay bất cứ loại vật phẩm nào giúp con người chống chịu với cái nóng. Thời tiết thay đổi cũng làm mùa màng thất thu, giảm năng suất. Với một nền kinh tế chủ yếu dựa vào nông nghiệp như nước ta thì sẽ đẩy nền kinh tế rơi vào tình trạng xuống dốc nghiêm trọng”.
Nguyễn Minh Hồng (Nhân viên marketing):
“Việt
Nguyễn Thị Thu Hiền (Bác sĩ):
“Chênh lệch nhiệt độ giữa các mùa, giữa buổi sáng, buổi chiều và buổi tối ngày càng tăng đang ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của con người nhất là với bệnh nhân huyết áp. Không những thế, nhiệt độ tăng cao là cơ hội cho bệnh dịch phát triển, các chủng virus cũng tận dụng nguồn nhiệt lý tưởng này để gia tăng số lượng và biến đổi đa dạng khiến cho ngành y tế gặp rất nhiều khó khăn để tìm ra các liệu pháp chữa trị thích hợp. Di dân, xây đê biển… chỉ là các giải pháp tình thế hay như trong y học gọi là các triệu chứng. Căn bệnh BĐKH cần được giải quyết tận gốc, triệt để chứ không chỉ đơn thuần là ứng phó với các triệu chứng của nó”.
Trần Huy Toàn (Sinh viên Quản lý Môi trường):
“Các phương tiện truyền thông gần đây có nói khá nhiều đến vấn nạn này. Tuy nhiên, các chương trình truyền hình thì thường phát sóng vào những giờ mà người dân ít xem tivi nên không thu hút được nhiều người theo dõi. Do đó, nhận thức của nhiều người về nó còn rất mù mờ thậm chí chưa bao giờ nghe nói đến. Tôi cho rằng cần phát triển mạnh hơn nữa mạng lưới giáo dục truyền thông về BĐKH bởi có biết thì mới có hướng giải quyết. Ngoài ra, thế giới cũng nên đưa ra một cơ chế chung khắc phục BĐKH và đặt ra các mức giảm phát thải theo lượng phát thải của từng quốc gia. Tất cả các nước cần đoàn kết lại. Hành động một mình là liều lĩnh và kém hiệu quả”
Bác Thanh (Bán hàng rong):
“Tôi không hiểu và cũng chưa bao giờ nghe nói đến BĐKH. Nhà tôi có 5 người. Nghề nghiệp chính là làm ruộng. Tôi thì từ sáng đến tối đi bán hoa quả rong. Dạo này thời tiết thất thường nên mùa màng cũng rất xấu. Cuộc sống của chúng tôi vốn đã khó khăn nay lại càng khó hơn. Ngày ngày đi làm kiếm sống đã không đủ thời gian nói gì đến xem tivi, nghe đài báo”
TS. Nghiêm Trung Dũng (Giảng viên Môi trường):
“Một vài quốc gia trên thế giới đã ứng dụng khá hiệu quả một số phương pháp phòng ngừa BĐKH. Tuy nhiên, một phương pháp có thể là hiệu quả đối với vùng này nhưng chưa chắc đã hiệu quả với vùng khác. Do đó, mỗi khu vực cần có những nghiên cứu cụ thể để tìm ra các giải pháp thích hợp với đặc trưng vùng, miền của mình. Đưa BĐKH thành luật cũng có thể là một giải pháp hay nhưng đưa lúc nào và đưa như thế nào thì chúng ta cũng cần phải cân nhắc cẩn thận. Trước mắt, thực hiện tốt những qui định hiện hành như trong TCVN và Luật BVMT cũng là góp phần ngăn ngừa BĐKH. Đã đến lúc cần phải học cách thích ứng và chung sống với BĐKH”.