ThienNhien.Net – Theo một công bố gần đây của Viện chính sách toàn cầu, kể từ năm 2002 đến nay sản lượng quang điện tăng 48% mỗi năm, một mức tăng đầy ấn tượng, và sản lượng đó cứ 2 năm lại tăng gấp đôi, biến nó trở thành nguồn năng lượng tăng nhanh nhất thế giới. Kết quả là năm 2007, sản lượng quang điện trên toàn thế giới đạt 3.800 MW, vượt 50% so với năm 2006.
Ngành quang điện sử dụng 2 công nghệ: công nghệ pin mặt trời dựa trên nhựa tổng hợp truyền thống và công nghệ màng mỏng mới để biển đổi trực tiếp ánh sáng mặt trời thành điện. Quá trình sản xuất màng mỏng bao gồm việc lắng đọng những lớp nguyên liệu cảm quang cực mỏng trên thủy tinh, kim loại và chất dẻo. Trong khi silic ở dạng vô định hình là nguyên liệu được dùng phổ biến nhất hiện nay thì công nghệ mới nhất này lại sử dụng những nguyên liệu không dựa trên silic như cadmium telluride (CdTe).
Động lực chính để phát triển công nghệ màng mỏng là việc thiếu nhựa tổng hợp từ tháng 4/2002. Lần đầu tiên trong năm 2006 hơn nửa số nhựa tổng hợp sản xuất ra được sử dụng trong ngành quang điện thay vì chế tạo các chip máy tính. Mặc dù các màng mỏng này không biến đổi ánh sáng mặt trời thành điện một cách hiệu quả nhưng trong thời điểm hiện nay chúng lại là những nguyên liệu có giá thành rẻ hơn và linh hoạt hơn các tế bào năng lượng mặt trời truyền thống.
Năm quốc gia hàng đầu trong việc sản xuất quang điện là Nhật Bản, Trung Quốc, Đức, Đài Loan và Mỹ. Sản lượng quang điện mấy năm gần đây ở Trung Quốc gây ngạc nhiên nhất, cụ thể sau khi tăng gần gấp 3 năm 2006 thì đến năm 2007 sản lượng đó tiếp tục tăng hơn 2 lần. Trung Quốc đã vượt xa Đức để đứng vị trí thứ 2 trong lĩnh vực này năm 2007 và hiện tại có dấu hiệu trở thành nhà sản xuất quang điện lớn nhất năm 2008.
Tuy nhiên, sản lượng trong nước cao không có nghĩa là mức tiêu thụ cao. Ở Trung Quốc, mặc dù có sản lượng ấn tượng nhưng giá thành sản xuất lại quá cao đối với người tiêu dùng có mức thu nhập trung bình ở nước này. Tuy nhiên chính phủ Trung Quốc đang hy vọng những dự án sản xuất quang điện lớn sẽ làm tăng lượng tiêu thụ trong nước.
Nhật Bản, Mỹ và Tây Ban Nha cũng đang là những thị trường lớn với mức tiêu thụ lần lượt năm 2006 là 350, 141 và 70 MW. Nhờ chương trình khuyến khích sử dụng quang điện trong dân cư mà Nhật Bản đang có hơn 250.000 hộ gia đình sử dụng hệ thống PV. Nhưng hiện tỉ lệ lắp đặt ở nước này đang giảm do chương trình đã chấm dứt vào năm 2005 và nguồn cung cấp quang điện trong nước còn hạn chế do thiếu nhựa tổng hợp.
Trái lại, việc lắp đặt hệ thống này ở Mỹ lại tăng 20% năm 2005 lên 31% năm 2006 và các chính sách năng lượng bù lỗ cho chi phí lắp đặt hệ thống quang điện năm 2005 đã giúp tăng mức lắp đặt đến khó tin: 38% trong năm 2007.
Lượng lắp đặt ở Tây Ban Nha cũng tăng gấp 3 lần lên 70 MW năm 2007 nhờ một bộ luật xây dựng có hiệu lực từ tháng 3/2007 qui định mọi tòa nhà mới không phải của dân đều phải tự tạo ra một phần điện tiêu thụ của họ bằng hệ thống quang điện. Tháng 9/2007, một nhà máy quang điện có công suất 20 MW, hiện là nhà máy lớn nhất thế giới, đã có mặt tại thị trấn Beneixama của Tây Ban Nha và đang cung cấp đủ điện cho 12.000 hộ gia đình.
Mức giá trung bình cho một đơn vị quang điện, bao gồm chi phí lắp đặt và các chi phí hệ thống khác đã giảm từ gần 100 USD/W năm 1975 xuống dưới 4 USA/W cuối năm 2006. Bằng việc mở rộng nguồn cung cấp nhựa tổng hợp, mức giá trung bình có thể sẽ giảm xuống còn 2 USA/W năm 2010. Riêng đối với sản lượng quang điện màng mỏng, giá thành sản xuất có thể chỉ còn 1 USD/W năm 2010 khi quang điện phải cạnh tranh với nhiệt điện.