ThienNhien.Net – Trong cuộc đời làm báo, tôi đã đi qua nhiều vùng, nhiều miền khác nhau, tôi được chứng kiến nhiều cảnh sống, nỗi đau của con người rồi cả những thảm cảnh về môi trường. Tôi cứ day dứt băn khoăn mãi, ai gây ra cho ai nỗi đau, con người hay môi trường? Trên lối rẽ của những con đường tôi đi qua dãy Tây Trường Sơn, biết bao cảnh tượng “ghi dấu”.
Một vạt rừng tự nhiên nay đã thành đồi hoang tại huyện Đông Giang, tỉnh Quảng |
Một chút nghi lễ trước những chuyến đi săn cũng đủ khiến người ta thêm háo hức và tự tin để tiến sâu hơn vào rừng hơn. |
Bao nhiêu chiếc bẫy hẳn mang theo bấy nhiêu hy vọng săn được thú rừng của “kẻ đi săn”. “Những miệng ăn” đang ngóng đợi họ trở về với những “chiến lợi phẩm”. |
Ở dãy Tây Trường Sơn, dân chủ yếu là người Cơ Tu, Ca dong, và Giẽ Triêng. Họ đã quen với việc chặt cây lấy gỗ và phá rừng làm nương rẫy. Một cảnh thường thấy trong chặng đường tôi đã qua. |
Sau cuộc “chinh phạt”, những đoàn Người – Trâu lầm lũi kéo cây gỗ ra khỏi rừng… |
…tấp nập nhưng cũng rất nhẹ nhàng, những con đường mòn dành riêng cho lâm tặc. |
Gỗ rừng được tập kết tại bãi, chuẩn bị lên xe cơ giới để “phân bổ” đi khắp nơi. |
Phải chăng xa xa kia là một khu “phố thị”? Không, đó là những mái nhà của 25 hộ tái định cư (TĐC) tại khu Nước Lang, xã Phước Xuân, huyện Phước Sơn, tỉnh Quảng Nam. Họ đã rời nơi chôn rau cắt rốn để nhường chỗ cho công trình thuỷ điện Đắc Mi 4, bắt đầu cuộc sống mới một cách bỡ ngỡ. Mọi thứ đều nhỏ bé và bó buộc hơn so với trước. |
Năm 2007 đi qua để lại miền Trung, dải đất hẹp của hình chữ S, những mất mát, thiệt hại nặng nề do bão lũ. Phải chăng đó là cơn thịnh nộ của thiên nhiên khi con người không biết trân trọng và bảo vệ rừng đầu nguồn, nguồn sống của chính họ. Dải rừng Tây Trường Sơn đang ngày càng nghèo kiệt và suy thoái. |
…và cuối cùng, chính những người dân nghèo gánh chịu nhiều nhất. Đây là cảnh người dân hạ lưu sông Thu Bồn khắc khoải đợi chờ hàng cứu trợ sau lũ. |
Nếu có dịp “lang thang” dọc đường Hồ Chí Minh khu vực Tây Trường Sơn, và nếu một lần tham gia cứu trợ đồng bào vùng lũ bạn sẽ thấy hết nỗi khổ dành cho cả 2 là như thế nào – cả cho con người và thiên nhiên, môi trường. Những bước ngoặt, lối thoát dường như vẫn mịt mù xa xăm.