ThienNhien.Net – Các quốc gia thường phải tiến hành những đợt di dân quy mô lớn khi xảy ra chiến tranh hay thảm họa. Đối với quốc đảo Thái Bình Dương Ki-ri-ba-ti, biến đổi khí hậu mà đất nước này đang phải đối mặt là một thảm họa khắc nghiệt, nó không ập xuống bất chợt mà ngấm ngầm từng ngày một. 100.000 người quốc đảo Ki-ri-ba-ti đang phải chống chọi với điều kiện thời tiết khắc nghiệt và nước biển ngày càng dâng cao.
Trong hội thảo quốc tế của các quốc đảo nhỏ thuộc vùng Man-đi-vơ hồi trung tuần tháng 11, Bộ trưởng Bộ Môi trường Ki-ri-ba-ti, ông Tetabo Nakara nói rằng có thể quốc gia này sẽ bị phá hủy hoàn toàn do biến đổi khí hậu. Từ năm 2000 Ki-ri-ba-ti đã có hai ngôi làng phải di tản do nước biển dâng cao.
Trong hội nghị, đại diện Liên minh các quốc đảo nhỏ (AOSIS) đã trình bày một giải pháp trước Liên hợp quốc về vấn biến đổi khí hậu. Người ta hy vọng các đại biểu cũng sẽ nhất trí với tuyên bố rằng biến đổi khí hậu đang đe doạ những yếu tố cơ bản để đảm bảo duy trì một môi trường an toàn và phát triển bển vững – điều buộc các nước phát triển phải xem xét lại vấn đề mực nước biển đang dâng trên quan điểm nhân đạo. Phát biểu trước hội nghị, Tổng thống Man-đi-vơ Maumoon Abdul Gayoom nói rằng “Đã đến lúc phải để mọi người tập trung vào sự hợp tác về các vấn đề biến đổi khí hậu”.
Với tổng dân số gần 15 triệu người và 6 nước chưa phải là thành viên của LHQ, Liên minh vững chắc gồm 43 quốc gia này chỉ đóng một vai trò nhỏ bé trong cộng đồng quốc tế song họ hy vọng rằng bằng việc chỉ ra cho thế giới thấy biến đổi khí hậu ảnh hướng đến cuộc sống mỗi người như thế nào uy tín của họ sẽ được nâng cao. “Chúng tôi không muốn từ bỏ nền văn minh và văn hóa của mình. Tuy nhiên, chúng tôi cũng không muốn người dân của mình phải trở thành cư dân hạng hai của đất nước khác.” – ông Nakata phát biểu trên tờ Reuters.
Cũng giống như Man-đi-vơ, quốc gia Xanh Vanh-xăng & Gờ-rê-na-đin ở Ca-ri-bê cũng chỉ nằm trên 2m so với mực nước biển. Việc mua đất để xây dựng một sân bay quốc tế tại nước này năm 2006 cho thấy hậu quả của tình trạng xói mòn đường bờ biển nghiêm trọng. Các ghi chép về đất đai của họ trong vòng thế kỷ qua cũng cho thấy tốc độ và quy mô của sự xói mòn. Các điền trang gia đình bị mất hết giá trị chỉ trong chốc lát và điều này đang trực tiếp đe doạ đến quyền sở hữu tài sản của người dân.
Các công ty bảo hiểm cũng đã phải chịu một vài tổn thất song các quan chức lo ngại rằng họ có thể sẽ đưa ra một điều khoản bảo hiểm môi trường nhằm loại trừ các rủi ro xói mòn bờ biển trong tương lai.
Các quốc đảo cũng nhấn mạnh tới các giới hạn của viện trợ quốc tế. Chính phủ
Hiện quốc gia này cũng đang tiến hành cải tạo và mở mang đất đai. Hoạt động này có hiệu quả chi phí đối với việc thích ứng lớn hơn so với việc tiến hành di dân. Song khu vực kinh tế tư nhân đã tỏ ra thận trọng hơn với các vùng đang chịu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu.
Chủ tịch OASIS Angus Friday đang dẫn dắt các cuộc đàm phán với Ngân hàng Thế giới và Tổ chức Tài chính quốc tế để xin viện trợ xúc tiến quá trình thích ứng này. Trong đó sự tham gia của khu vực tư nhân được xem là một trong những ưu tiên hàng đầu.