ThienNhien.Net – Một nghiên cứu cho biết vắc xin phòng tả đã từng được dùng để bảo vệ những du lịch khỏi bệnh tả và có thể sẽ được áp dụng để phòng bệnh cho cộng đồng tại vùng dịch. Nơi được tiến hành nghiên cứu là vùng Matlab của Băng-la-đét.
Sử dụng mô hình toán học để phân tích cơ chế truyền bệnh dựa trên thông tin thu được tại vùng Matlab, các nhà nghiên cứu dự đoán rằng việc tiêm chủng cho một nửa số dân trong vùng nhiễm bệnh có thể kiểm soát được sự bùng nổ của bệnh dịch này. Mô hình cũng cho thấy việc tiêm chủng cho 50% dân số có thể giảm khả năng mắc ở những người không tiêm tới 89% và toàn bộ cộng đồng tới 93%.
Trong nghiên cứu, mới chỉ có 1/3 dân số được tiêm chủng nhưng theo dự đoán số người mắc bệnh sẽ giảm tới 2/3. Tại những khu vực trong vùng Matlab nơi mà sự miễn dịch đối với vi khuẩn cholera kém hơn, rất nhiều người dân vẫn đang bị nhiễm bệnh vì không được tiêm chủng. Theo mô hình, để kiểm soát bệnh tả cần tiêm chủng 70% dân số.
Tại các nước đang phát triển, hàng năm có khoảng 100.000 trường hợp hợp tử vong do mắc dịch bệnh này. Điều kiện vệ sinh thực phẩm và nguồn nước vẫn còn chưa được quan tâm tại nhiều nước, nhất là sau khi các thảm hoạ xảy ra như lũ lụt hoặc trong các trại tị nạn. Chính vì vậy, ngay cả khi có vắc xin phòng tả, biện pháp tốt nhất để ngăn chặn dịch bệnh vẫn là đảm bảo cho người dân có thể được tiếp cận với các điều kiện an toàn vệ sinh tốt nhất.